Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Lãi Cao Từ Trồng Cây Luân Vụ

Thu Lãi Cao Từ Trồng Cây Luân Vụ
Publish date: Sunday. June 17th, 2012

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Anh Nghị cho biết, khoảng đầu tháng 4 là trồng dưa leo, thời điểm này dưa có giá, lại ít sâu bệnh. Khi thu hoạch dưa xong là vào giữa tháng 7, anh trồng khổ qua. Sau vụ khổ qua, anh gỡ giàn, tiếp tục trồng giống bắp trắng MX10 có hạt rất dẻo, hương vị thơm ngon nên được các thương buôn mua với giá ổn định từ 4.500 - 5.000 đồng/kg. Kết thúc vụ bắp, anh tiến hành cày ải cho đất nghỉ ngơi khoảng 1 tháng rồi tiếp tục trồng đậu ve bán vào dịp tết. Anh Nghị cho hay, tùy theo giá cả từng thời điểm nhưng cứ mỗi vụ sản xuất, gia đình anh đều lãi trên dưới 30 triệu đồng.

Theo anh Nghị, do đất trồng luân canh nên anh rất hạn chế sử dụng phân hóa học. Nguồn phân sử dụng chính là phân vi sinh hay phân chuồng sau khi đã ủ hoai mục. Sử dụng các nguồn phân này tuy hơi tốn công nhưng bù lại cây trồng cho năng suất cao, đồng thời kéo dài thêm được thời gian thu hoạch. Cụ thể là năng suất dưa leo của các hộ xung quanh sử dụng phân hóa học chỉ đạt từ 30-35 tấn/hécta nhưng riêng vườn dưa leo của anh tính ra đạt trên 50 tấn/hécta.

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận xét: “Anh Nghị là một trong những điển hình nông dân tiên tiến. Mặc dù điều kiện đất đai không màu mỡ, nhưng anh đã biết cách cải tạo, đồng thời tích cực áp dụng các phương pháp mới vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Related news

Khi Nông Dân Vay Vốn... Khi Nông Dân Vay Vốn...

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

Sunday. July 28th, 2013
Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang) Nuôi Rắn Hổ Hèo Giúp Nông Dân Tăng Thu Nhập Ở Thoại Giang (An Giang)

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

Tuesday. December 11th, 2012
Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Cá + Lúa Ở Vùng Ngập Lũ

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Thursday. December 13th, 2012
Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí Chàng Thanh Niên Trẻ Tiên Phong Nuôi Chim Trĩ Ở Uông Bí

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

Monday. July 29th, 2013
Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Friday. December 14th, 2012