Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hoạch vụ 2 cá điêu hồng rớt giá, khó đầu ra

Thu hoạch vụ 2 cá điêu hồng rớt giá, khó đầu ra
Publish date: Tuesday. December 1st, 2015

Thua lỗ

Gia đình ông Trần Văn Cam (khối phố An Sơn, TP.Tam Kỳ) vừa xuất bán cá điêu hồng thu hoạch ở 20 lồng nuôi trên sông Tam Kỳ.

“Vụ nuôi này gia đình tôi thua lỗ nặng.

Không biết trong thời gian đến giá cá điêu hồng thương phẩm có ổn định trở lại” - ông Cam lo lắng.

Gia đình ông Cam nuôi cá điêu hồng quanh năm.

Cứ sau mỗi vụ có thời gian 6 tháng là thu hoạch và tiếp tục thả nuôi vụ mới.

Từ nguồn vốn 300 triệu đồng, ông Cam đã đầu tư 20 lồng nuôi, trung bình mỗi vụ thu hoạch được 2 tấn cá/lồng.

Năm ngoái, giá cá điêu hồng thương phẩm ổn định ở mức 45 nghìn đồng/kg nên có lãi, nhưng nay giá cá chỉ còn 39 nghìn đồng/kg nên ông lỗ tới 40 triệu đồng.

Tính cả năm thì lỗ 80 triệu đồng.

“Để nuôi được 1kg cá điêu hồng chi phí phải mất 40 nghìn đồng, nhưng giá cá rớt như thế này thì thua lỗ là cái chắc” - ông Cam nói.

Ở lưu vực sông Tam Kỳ đoạn chảy qua địa bàn thôn Tân Phú, xã Tam Phú, các nông hộ cũng chịu cảnh thua lỗ sau 2 vụ nuôi cá điêu hồng, tính từ thời điểm cuối năm 2014 đến nay.

Đáng tiếc nhất là ở các hộ dân nuôi cá chưa được bao lâu, chi phí sản xuất tốn nhiều hơn nên thua lỗ càng lớn.

Giá cá điêu hồng thương phẩm hiện nay là 39 nghìn đồng/kg nên các hộ nuôi cá ở khu vực lòng hồ Khe Tân (Đại Lộc) và thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My) cũng gặp khó khăn.

Trong khi đó chi phí thả nuôi không ngừng tăng, đặc biệt là khoản thức ăn cho cá, hầu hết doanh nghiệp cung ứng đều phải phụ thuộc vào các thị trường Hà Lan, Mỹ, Pháp… nên giá quá cao và thường xuyên tăng.

Ngoài ra, do chính sách hỗ trợ nuôi cá bấy lâu nay chưa thực hiện được ở Quảng Nam nên tất cả người nuôi đều phải “tự bơi”…

Cần giảm chi phí

Không đầu tư nuôi thủy sản quy mô lớn ở miền núi

Theo Sở NN&PTNT, đối với khu vực miền núi, do diện tích ao hồ nhỏ lẻ, nằm phân tán mà khả năng áp dụng khoa học - công nghệ của người nuôi còn hạn chế nên chỉ phát triển nuôi thủy sản với mục đích cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình.

Trong khi đó, tại các huyện đồng bằng, sẽ tập trung cải tạo hệ thống ao nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiến bộ để nuôi thủy sản thâm canh, quy mô lớn.

Đối với những ao nằm phân tán nhỏ lẻ, tùy theo điều kiện có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi ghép.

Đối tượng chủ lực sẽ là cá điêu hồng và một số loài khác như cá chép, cá chiên, cá lăng nha...

Theo tính toán của gia đình ông Trần Văn Cam, cứ mỗi ký cá điêu hồng thương phẩm thu được thì phải tốn ít nhất là 2kg thức ăn.

Đây được xem là cách nuôi tương đối tiết kiệm, nhiều hộ nuôi có quy mô nhỏ hơn phải tốn đến gần 3kg thức ăn mới thu được 1kg cá.

Ở thời điểm này, thức ăn rẻ nhất cho cá điêu hồng được bán trên thị trường đã là 15 nghìn/kg.

So với giá cá điêu hồng thương phẩm ở thời điểm ổn định năm trước là 45 nghìn đồng/kg thì vẫn cho thấy hiệu quả sản xuất của người nuôi trên địa bàn tỉnh là không cao.

Để giảm chi phí sản xuất cho các hộ dân nuôi cá trên địa bàn tỉnh, tại buổi làm việc với Sở NN&PTNT bàn về nuôi thủy sản của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu, ngành thủy sản nghiên cứu, thí điểm triển khai mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả.

Theo đó, trên cơ sở hoàn thiện kỹ thuật nuôi, quy trình nuôi khoa học, bài bản sẽ chuyển giao cho nông dân.

Điều quan trọng là tìm kiếm giải pháp, lựa chọn kỹ thuật nuôi để giảm chi phí đầu tư sản xuất.

Chỉ có vậy mới từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng cá điêu hồng nói riêng, cá nước ngọt nói chung, hướng đến thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị thủy sản.

Cân nhắc đầu ra

Trước đây, trên địa bàn tỉnh có Công ty TNHH Hải Hà đóng chân tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là có đủ năng lực để chế biến cá điêu hồng, xuất khẩu sang thị trường một số nước ở châu Âu và châu Mỹ.

Tuy nhiên, sau khi công ty này ngưng hoạt động, việc chế biến cá điêu hồng xuất khẩu đã không còn thực hiện được tại Quảng Nam.

Người nuôi cá điêu hồng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối chứ không thể đáp ứng được nhu cầu chế biến xuất khẩu của các công ty ngoại tỉnh.

Thời gian qua, các hộ nuôi cá điêu hồng ở Quảng Nam có quy mô nhỏ lẻ, chưa tập trung sản xuất theo quy trình chuẩn nên chất lượng và sản lượng không đảm bảo được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Quảng Nam đang có định hướng cho nông dân liên kết, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi để cùng sản xuất theo quy trình chuẩn của doanh nghiệp, qua đó đảm bảo chất lượng, tìm đầu ra là thị trường xuất khẩu.

Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, điều thiết yếu là phải xây dựng chuỗi giá trị sản xuất khép kín từ khâu quy hoạch, giống, thức ăn, công nghệ nuôi tiên tiến cho đến chế biến, xuất khẩu.

Trong chuỗi giá trị này, tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ thích hợp để doanh nghiệp và nông hộ cùng sản xuất.

Trong chuỗi giá trị đó, Quảng Nam cân nhắc kỹ lưỡng, đầu tư khâu nào trước, khâu nào sau cho triển khai thuận lợi.

Riêng giống cá điêu hồng nói riêng, giống thủy sản nước ngọt phải đáp ứng được các tiêu chí là sức đề kháng tốt, tăng trưởng nhanh...


Related news

Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản Chọn Lực Đẩy Từ Cây, Con Đặc Sản

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Thursday. August 29th, 2013
Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre Những Con Bò Xóa Nghèo Từ Dự Án Heifer Ở Bến Tre

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

Thursday. October 18th, 2012
Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Thursday. August 29th, 2013
Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

Friday. May 10th, 2013
Đề Nghị Hỗ Trợ 80 Tấn Hóa Chất Chlorine Xử Lý Ao Nuôi Tôm Đề Nghị Hỗ Trợ 80 Tấn Hóa Chất Chlorine Xử Lý Ao Nuôi Tôm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ 80 tấn hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, xử lý môi trường vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Hiện diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có dấu hiệu lây lan, phải được khống chế kịp thời, nhưng lượng hóa chất Chlorine của Bộ NN&PTNT cấp cho tỉnh năm 2012 đến nay đã sử dụng hết.

Tuesday. June 4th, 2013