Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định
Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…
Đó là kết quả của việc tập trung mọi nguồn lực đánh thức các vùng kinh tế nhằm khai thác tiềm năng vốn địa phương
Ba Bể là một ví dụ: Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển vùng cây ăn quả đặc sản trong những năm qua huyện tập trung quy hoạch phù hợp với từng loại cây, xây dựng cơ chế hỗ trợ bố trí nguồn vốn đầu tư, tích cực các biện pháp bảo vệ nguồn gen của các loại cây ăn quả đặc sản của địa phương.
Cây hồng không hạt được tổ chức trồng tập trung chủ yếu ở các xã: Địa Linh, Thượng Giáo, Cao Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Bành Trạch và Hà Hiệu; vùng cây cam quýt ở các xã: Cao Trĩ, Địa Linh, Thượng Giáo, Hà Hiệu, Yến Dương, Mỹ Phương; vùng cây lê ở Địa Linh và Yến Dương.
Từ năm 2010 đến nay huyện đã trồng mới thêm được 176ha hồng không hạt, 102 ha quýt và gần 20ha lê địa phương. Nhiều hộ gia đình có thu nhập bình quân 70-300 triệu đồng/năm từ mô hình trang trại trồng cây ăn quả như: hộ ông Hoàng Văn Dẫn, Hoàng Văn Canh ở Quảng Khê có trên 1.000 cây hồng không hạt đã cho thu hoạch; ông Đàm Văn Vụ ở Hà Hiệu có hơn 700 cây hồng không hạt cho thu hoạch 15 tấn quả/năm…
Khi đến với các xã Quang Thuận, Dương Phong (Bạch Thông); Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên của huyện Chợ Đồn vào dịp từ cuối tháng 10 âm lịch có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tấp nập mua bán cam quýt. Từ vài chục ha cây cam quýt bản địa nay được sự khuyến khích hỗ trợ của nhà nước đặc biệt là chuyển đổi từ trồng cây bằng hạt, chiết sang ghép mắt nâng cao năng suất, chất lượng, đến nay vùng trồng cam quýt của tỉnh ta đã đạt 1.000ha, riêng 2 năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 diện tích trồng mới loại cây đặc sản này được 355ha.
Cam quýt đã trở thành nguồn thu nhập chính của bà con các xã này. Hộ gia đình anh Cao Văn Lãng ở thôn Khuổi Piểu xã Quang Thuận Bạch Thông là một trong những hộ nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình trồng cam quýt vinh dự được báo cáo thành tích với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kạn. Gia đình anh có 8,6ha cây ăn quả đến nay đã có 2,5 ha cho thu hoạch, mỗi năm cho thu nhập 150-200 triệu đồng, năm 2012 thu nhập đạt 250 triệu đồng.
Bằng Vân cách đây 5 năm là một vùng quê nghèo khó, do hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư nên canh tác cây lương thực rất khó khăn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bắt đầu thực hiện từ năm 2009 với cây trồng mũi nhọn được xác định là cây thuốc lá, diện tích hiện nay đã tăng lên 163ha, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 40-90 triệu đồng/năm từ thuốc lá, thu nhập này cao gấp 3-5 lần so với cây lúa, ngô, đỗ tương. Từ vùng thuốc lá của Bằng Vân giờ đây đã nhân rộng ra nhiều xã của Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới với diện tích toàn tỉnh đạt trên 1.000ha.
Năm nay là năm thứ 3 cây dong riềng phát triển đại trà trên đồng đất Bắc Kạn. Từ mấy trăm ha tập trung ở Na Rì nay đã nhân lên gần 3.000ha, tạo thành vùng trồng dong riềng rộng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến. Tuy nhiên từ năm sau tỉnh sẽ quy hoạch phát triển gọn trong khoảng diện tích 2.000ha để cân đối giữa trồng và chế biến sao cho phù hợp tránh tình trạng dư thừa củ dong, vượt quá khả năng chế biến của tỉnh.
Phong trào trồng rừng đã có mặt ở Bắc Kạn từ hơn chục năm trước bằng các chương trình PAM, 327, 661, tuy nhiên đa số rừng không thành rừng, hiệu quả thấp. Tuy nhiên từ khi chương trình trồng rừng sản xuất được phát động với những chính sách cơ chế có lợi cho dân nên diện tích rừng trồng đã tăng lên rất nhanh, mỗi năm đạt gần 12.000ha, cá biệt năm 2011 đạt tới 14.000ha. Mục tiêu trồng rừng để bán nguyên liệu cho nhà máy đã trở thành chỉ tiêu cứng của các địa phương.
Có thể nói sau 16 năm tái lập đã có sự chuyển biến tích cực trong tư duy làm kinh tế của người dân, đây là kết quả của những chính sách định hướng phù hợp đã được Đảng bộ lựa chọn chỉ đạo quyết liệt trong thời gian qua.
Related news
Khởi nghiệp với bàn tay trắng, đến nay anh Nguyễn Ngọc Hảo ở khu 13, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đang ăn nên làm ra với nghề trồng nấm.
Những ngày qua, hàng trăm xe container chở hoa quả lại ùn ứ tạicửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) chờ làm thủ tục thông quan, xuất sangTrung Quốc (TQ).
Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.
Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.