Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng
Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 600 ha sắn bị hư hại (chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích), chủ yếu ở các xã như Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc...
Do bị ngập, củ bị thối nên người nông dân buộc phải tiến hành thu hoạch dù mới trồng được 6 tháng và củ đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất. Theo đánh giá ban đầu, số diện tích sắn bị ngập úng năng suất chỉ đạt khoảng trên 20 tấn/ha, sản lượng bị giảm khoảng 1/2.
Để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vedan Hà Tĩnh đóng trên địa bàn xã Kỳ Sơn đã mở cửa thu mua chế biến toàn bộ sắn thu hoạch với mức giá 1.700 ngàn đồng/tấn.
Related news
Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng
Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.
Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.
Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.
Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.