Home / Rau gia vị / Ớt

Thối đuôi trái ớt và cách khắc phục

Thối đuôi trái ớt và cách khắc phục
Author: Hà Quý Mai
Publish date: Wednesday. June 6th, 2018

Có 2 cách thường sử dụng để bổ xung canxi cho cây trồng là bón vào đất và phun qua lá.

Cây ớt ưa đất có thành phần cơ giới nhẹ thoát nước tốt, vì thế khi trồng ở các tỉnh duyên hải miền Trung (chủ yếu là đất pha cát) sinh trưởng khỏe, ra nhiều hoa và tỷ lệ đậu trái cao. Tuy nhiên trong vụ chính là ĐX thời điểm nuôi trái và thu vào tháng 3 - 4 dương lịch thì hiện tượng thối đuôi trái do thiếu canxi gây thiệt hại lớn cho người trồng ớt.

Canxi là nguyên tố trung lượng rất cần cho cây trồng nói chung cũng như cây ớt nói riêng. Canxi phân bố nhiều ở vỏ tế bào của thân và lá già và phân bố ít ở các bộ phận như đọt non lá non và quả.

Một đặc điểm nữa cũng nên lưu ý là canxi không di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, vì vậy khi cây có nguy cơ thiếu hụt thì canxi ở lá già và rễ sẽ có xu hướng giữ chặt không cho di chuyển đến quả và lá non. Chính vì thế gây ra hiện tượng các bộ phận quả và lá non có hiện tượng thiếu canxi.

Khi cây ớt đang ở thời kỳ nuôi trái thì nhu cầu về canxi rất lớn để đảm bảo cho các trái ra mới ra và các trái đang có nhiều và lớn nhanh trên cây. Các triệu chứng thiếu canxi trên cây ớt là lá non nhỏ nhăn không bóng, phần trái gần cuống màu đỏ sậm cứng không chuyển màu, các phần còn lại của quả hoặc trên quả xanh có vệt vàng chạy dọc theo chiều dài quả, nhưng biểu hiện thiếu canxi thường thấy nhất trên cây ớt là hiện tượng thối đuôi trái.

Có 2 cách thường sử dụng để bổ xung canxi cho cây trồng là bón vào đất và phun qua lá. Các dạng canxi bón vào đất thường thấy như vôi nghiền, vôi nung, thạch cao, tuy nhiên việc bổ sung canxi vào trong đất có thể làm canxi mất đi do rửa trôi, hoặc bị hấp thu xung quanh các phần tử sét, kết tủa dưới dạng canxi thứ sinh.

Nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu canxi cho cây ớt giai đoạn nuôi trái hoặc trong điều kiện bộ rễ gặp vấn đề khó hút được, người ta chọn cách phun qua lá, các loại phân canxi thường dùng phun qua lá hiện nay có thể kèm Bo hoặc thông thường là kèm đạm dạng Nitrate (NO3 Calcium Nitrate công thức hóa học là Ca (NO3)2) có chưa 26,5 % canxi và 15,5 % đạm Nitrate.

Ngoài ra, để hạn chế hiện tượng thối đuôi trái ớt và các biểu hiện khác do thiếu canxi, cần lưu ý:

- Trồng ớt trên đất có độ PH = 5,5 đến 6,5 đảm bảo ẩm độ trong ruộng nhưng không để úng ngập sau tưới hoặc sau mưa, nên dùng màng phủ nông nghiệp khi trồng.

- Bón lót đầy đủ các loại phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi (khoảng 150 kg vôi/1.000 m2)

- Các đợt bón thúc cần cân đối giữa NPK và nên bổ sung thêm phân Calcium Nitrate cho ớt như sau:

+ Giai đoạn 15 - 20 ngày sau trồng bón 2 - 3 kg.

Calcium Nitrat cho 1.000 m2.

Calcium Nitrat định kỳ 7 - 10 ngày/lần, pha 60 - 100 gr/bình 16 lít, phun ướt đều toàn cây.

Chú ý: Không pha với các loại phân hoặc thuốc chứa lân hoặc lưu huỳnh, cũng không nên phun khi ruộng khô hạn hoặc đang úng ngập.

Ngoài ra sử dụng sản phẩm phân phức hợp Calcium Nitrate của Công ty CP BVTV Sài Gòn.


Related news

Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao Kỹ thuật trồng ớt Tiela hiệu quả cao

Đây là giống có khả năng thích ứng rộng, trồng được ở nhiều vùng, nhiều vụ trong năm.

Tuesday. August 18th, 2015
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư tăng năng suất cây ớt Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư tăng năng suất cây ớt

Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu.

Monday. July 27th, 2015
Chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa Chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa

Ớt là cây gia vị có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, đem lại lợi nhuận kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí số một

Thursday. May 31st, 2018