Thịt Bồ Câu Thiện Nghiệp Vào Siêu Thị Co.op Mart Phan Thiết
Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.
Các thành viên trong tổ tham gia các buổi sinh hoạt định kỳ 2 lần/tháng, nhằm trao đổi kỹ thuật và tìm thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, tổ còn góp vốn giúp đỡ các tổ viên có hoàn cảnh khó khăn và thăm hỏi khi ốm đau.
Sau hơn một năm hoạt động, Tổ nuôi chim bồ câu Pháp tại xã Thiện Nghiệp đã hoàn thành những thủ tục cần thiết để đưa sản phẩm thịt bồ câu Pháp vào Siêu thị Co.op Mart Phan Thiết từ dịp Tết Quý Tỵ (2014). Dù thịt bồ câu Pháp đã bày bán trong siêu thị, nhưng số lượng sản phẩm chưa nhiều.
Theo ông Phạm Văn Định, tổ trưởng tổ hợp tác, mỗi tuần chỉ khoảng 8 - 10 kg sản phẩm được đưa vào siêu thị, một con số khá ít ỏi. Xã Thiện Nghiệp được xem là “vùng đệm” cung cấp thực phẩm cho phường Hàm Tiến và Mũi Né, do 2 phường này khá nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ du khách nội địa và quốc tế. Trong khi đó sản phẩm thịt bồ câu Pháp được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được đẩy mạnh vào các kênh tiêu thụ này.
Khi chúng tôi đặt vấn đề với tổ hợp tác, vì sao số lượng đầu ra của sản phẩm ít? Đại diện tổ hợp tác cho rằng: “Thịt bồ câu Pháp là mặt hàng lạ, nên nhiều người tiêu thụ chưa biết đến. Điều quan trọng là chúng tôi làm chưa tốt khâu quảng bá, do đó chúng tôi đang đẩy mạnh khâu này để sản phẩm bán ra”.
Related news
Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.
Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.
Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.
Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.