Thị trường thủy sản 03/6: Tôm Cà Mau mũi nhọn kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi
Cập nhật mới nhất từ cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg hiện đang được thu mua ở mức 86.000 đồng/kg. Đây là mức giá duy trì từ đầu tháng 5 đến nay. So thời điểm giá tôm giảm sâu nhất vào giữa tháng 3 năm nay, giá tôm thẻ loại nêu trên hiện cao hơn gần 20%.
Tình hình dịch Covid-19 đã và đang tác động bất lợi đến các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Tại Cà Mau, con tôm là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng nhiều đơn hàng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh hiện giảm hơn 50% so với cùng kỳ, gia tăng lượng hàng tồn kho. Đây cũng là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu tôm những tháng đầu năm 2020 của tỉnh Cà Mau giảm 15 – 20% so với cùng kỳ.
Việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp không thể chậm trễ, góp phần bình ổn giá tôm. Về lâu dài, để giá tôm bình ổn, Cà Mau nói riêng và người nuôi tôm nước lợ các tỉnh ven biển cả nước nói chung rất cần sự đầu tư của Nhà nước về chuỗi cung ứng vật tư đầu vào tại các vùng nuôi tôm trọng điểm nhằm kiểm soát tốt giá thành đầu vào, giảm thiểu chi phí trong nuôi tôm. Có như thế, con tôm Cà Mau và của Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh với các thị trường lớn trên toàn cầu.
Trải qua một thời gian dài người dân nuôi tôm khốn đốn vì tôm bị dịch bệnh và nuôi tôm không có đầu ra do ảnh hưởng nặng nề của dịch viêm đường hô hấp cấp làm đóng băng các hệ thống nhà hàng hải sản, mức tiêu thụ tôm giảm xuống thấp. Các thị trường thu mua truyền thống Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản và một số nước Tây Âu cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch…ngành tôm cũng lao đao theo.
Như báo nhân dân đã đưa tin, Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững, vào ngày 23-5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Chỉ thị 05/CT-UBND về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, lãnh đạo tỉnh này nhấn mạnh vai trò chủ lực của con tôm vì liên quan thu nhập, đời sống của khoảng 70% dân số trong tỉnh Cà Mau.
Sau nhiều thời gian nổ lực cả chính phủ lẫn bà con nông dân cố gắng tìm mọi cách để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày. Các gói kích cầu cũng đã được chính phủ áp dụng nhằm hỗ trợ bà con trong thời điểm khó khăn.
Đến nay, sau nhiều tháng lao đao và khó khăn, các gói hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ, con tôm Cà mau- mũi nhọn kinh tế của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi. Các nhà máy đang nâng giá thu mua nhằm dự trữ tôm để xuất khẩu khi thị trường hết dịch. Cộng với nguồn nguyên liệu đang khan hiếm do thời gian dài giá thấp, ít người nuôi, hoặc có nuôi nhưng ít thành công vì hạn hán gay gắt khiến độ mặn tăng cao.
Cập nhật mới nhất từ cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg hiện đang được thu mua ở mức 86.000 đồng/kg. Đây là mức giá duy trì từ đầu tháng 5 đến nay. So thời điểm giá tôm giảm sâu nhất vào giữa tháng 3 năm nay, giá tôm thẻ loại nêu trên hiện cao hơn gần 20%. Tuy nhiên, tôm sú - một trong những mặt hàng tôm chủ lực đang được nuôi đại trà ở các vùng chuyên canh của Cà Mau thì vẫn ở mức khá thấp. Bởi loại 20 con/kg hiện giá chỉ khoảng 175.000 đồng/kg, loại 30 con giá 145.000 đồng/kg. Mức giá trên có tăng nhẹ (khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg) so thời điểm giữa tháng 3 năm nay, nhưng so thời điểm chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mức giá tôm sú loại 20 con, 30 con lần lượt có giá trung bình khoảng 245.000 đồng/kg và 180.000 đồng/kg.
Nhận định tình hình giá tôm đang hồi phục dần, ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nuôi trồng thủy sản Cái Bát (xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho biết: “Các nhà máy đang nâng giá thu mua nhằm dự trữ tôm để xuất khẩu khi thị trường hết dịch. Cộng với nguồn nguyên liệu đang khan hiếm do thời gian dài giá thấp, ít người nuôi, hoặc có nuôi nhưng ít thành công vì hạn hán gay gắt khiến độ mặn tăng cao” Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2020 của tỉnh giảm khoảng 20% so cùng kỳ. Tuy nhiên, theo số liệu từ Sở Công thương tỉnh Cà Mau, đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 299 triệu USD, chỉ thấp hơn khoảng 10% so cùng kỳ.
Theo ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công thương Cà Mau, một số thị trường truyền thống nhập khẩu tôm nước ta nói chung, Cà Mau nói riêng là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu... đã có động thái nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cho phép nhập khẩu trở lại. Cộng thêm tình hình dịch trong nước được kiểm soát tốt, thời gian tới, xuất khẩu thủy sản Cà Mau sẽ từng bước được cải thiện. Trong khi đó, sản lượng tôm của các nhà cung cấp lớn là Ấn Độ, Indonesia... đang chịu tác động mạnh từ dịch Covid-19, dự báo sản lượng tôm thế giới giảm trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho con tôm trong nước và con tôm Cà Mau.
Theo TS.Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN Việc thả giống tăng trở lại là một tin vui cho các DN tôm. Bởi hai tháng qua, ảnh hưởng Covid-19 giá tôm giảm và ảnh hưởng thời tiết từ nắng nóng và xâm nhập mặn khiến môi trường hay bị biến động, làm tôm dễ bị sốc, dẫn đến tôm yếu dễ nhiễm bệnh nên dân đã thả nuôi ít. Điều này sẽ làm việc cung ứng tôm nguyên liệu cho chế biến ít nhiều bị giảm sút ở đầu quý III. Nếu tình huống này xảy ra, năm nay giá tôm sẽ khó giảm, nếu có giảm thì không nhiều và trong ngắn hạn. Khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, nghĩa là giá tôm phục hồi sớm hơn hai năm qua. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định, nhưng cũng có căn cứ khá vững vàng:
- Tồn kho các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản không nhiều.
- Các cường quốc nuôi tôm đều đang gặp khó khăn. Tôm nuôi Trung quốc đang bị virus lạ CIV-1 tấn công, gây thiệt hại không nhỏ. Ấn Độ kéo dài phong toả qua hơn giữa tháng này, khiến chuỗi cung ứng tôm bị gãy đổ, giảm nuôi. Ecuador bị Covid-19 tác động khá mạnh, nhà máy chế biến thiếu lao động. Indonesia, Thái Lan cũng bị tác động ít nhiều từ đại dịch. Khả năng nguồn cung các nước này đều giảm sút. Mức giảm sút cung tôm toàn cầu chưa rõ ràng, nhưng dự đoán ở mức từ 20%.
- Hệ thống nhà hàng, khách sạn; hệ thống du lịch... tê liệt; làm giảm sức cầu, nhất là tôm giá trị cao. Tuy nhiên, tôm là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, khó thay thế nên hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ sẽ tăng cầu vì xu thế mua về chế biến tại nhà. Tổng hoà, mức cầu có thể giảm. Nhưng mức giảm này sẽ không cao bằng sự sa sút tình hình cung.
Covid đang đi qua, Chính phủ đang lo cho chương trình phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong nguy có cơ, điều này đang diễn ra với con tôm ta. Nguồn cung giảm, giá thiên về hướng tích cực. Cái còn đang lo là dịch bệnh. Giải pháp trước mắt là hết sức kỹ lưỡng trong việc chuẩn bị ao nuôi; xử lý nước ao nuôi kỹ lưỡng và luôn đủ nước thay; chọn tôm giống uy tín, sạch bệnh; nâng cao tối đa an toàn sinh học khu nuôi... Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là bệnh chưa có có phác đồ điều trị.
Tháng 5, ngành tôm trở mình... như mọi năm. Tháng 5, kim ngạch tiêu thụ tôm sẽ tăng lên so các tháng trước. Tháng 5 còn là cơ hội tốt cho người nuôi tôm, đón đầu cơ hội tôm có giá cuối năm nay do Covid tan, nhu cầu phục hồi trong khi các nguồn cung đang gặp khó khăn.
Related news
Sản phẩm tôm nhập khẩu của Pháp, T1-T4/2018, theo giá trị
Cũng giống như các mặt hàng thủy sản khác, sò điệp tại Mỹ giảm ở phân khúc dịch vụ thực phẩm và tăng ở phân khúc bán lẻ.
Ảnh hưởng của Covid-19 làm cho sản xuất gặp khó, thị trường bị chững lại, mức tiêu thụ chậm, thế nhưng, quý I/2020, xuất khẩu ngành tôm vẫn khá tốt khi tổng giá