Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.
13 giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long lai tạo, gồm: OM 4488, OM 5166, OM 5953, OM 6677, OM 7364, OM 7398, OM 8232, OM 8928, OM 11267, OM 11268, OM 11269, OM 11271 và Núi Voi 1. Các giống lúa thuần này được trồng khảo nghiệm so sánh năng suất trong nhiều năm qua tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông và miền Trung.
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, chiều cao cây 100 - 110 cm, số bông cao, tỷ lệ hạt lép thấp, nặng hạt, hạt gạo đẹp, thon dài, hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, thơm ngon, hàm lượng protein cao, năng suất cao (6 - 8 tấn/ha/vụ), có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và nhiều loại bệnh khác, đạt chuẩn xuất khẩu. Một số giống còn thích nghi tốt với vùng đất nhiễm mặn, phèn, khô hạn.
Giống Cẩm Cai Lậy là giống lúa thuần, có thể thâm canh 3 vụ/năm vì thời gian tăng trưởng rất ngắn (85 ngày), chống chịu tốt với bệnh cháy lá, năng suất từ 4 - 6 tấn/ha.
Related news

Để tránh tình trạng “được mùa mất giá”, nâng cao hơn nữa sự liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông) là yêu cầu cấp bách. Vấn đề này đã được đưa ra tại buổi tọa đàm “Tiêu thụ nông sản: Liên kết từ sản xuất đến thị trường”, được tổ chức sáng nay (27/4).

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh biên giới, cơ quan liên quan rà soát các lối mở biên giới có đủ điều kiện để cho phép xuất khẩu gạo qua biên giới theo quy định.

Tháng 4/2015, xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu tăng khá cả về lượng hàng và giá trị ngoại tệ thu được.

Vượt thử thách dịch bệnh tấn công đàn lợn, cam bưởi càng chăm càng còi cọc, sau gần 10 năm bám trụ trang trại, anh Nguyễn Chí Tám (Thanh Hóa) có cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng.
Ngày 24/4/2015, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Tổng Cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2015 các tỉnh phía Bắc gồm 11 tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.