Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay thế tôm nuôi vùng triều

Thay thế tôm nuôi vùng triều
Publish date: Friday. October 30th, 2015

Nuôi cá thay thế diện tích nuôi tôm không hiệu quả ở vùng triều sẽ giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Thử nghiệm hiệu quả

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ ở vùng triều ven sông của TP.Tam Kỳ là 257ha.

Trong nhiều năm qua, nuôi tôm thất bát do dịch bệnh tràn lan đã khiến cho nhiều chủ nuôi phải “treo” ao.

Để thử nghiệm các đối tượng nuôi thủy sản mới thay thế con tôm, ngành nông nghiệp TP.Tam Kỳ đã triển khai mô hình nuôi cá chẻm tại các hộ ông Mai Văn Sơn, Nguyễn Tấn Đồng (cùng thôn Tân Phú, xã Tam Phú) và Nguyễn Xuân Nhĩ, Trần Văn Nhựt (cùng ở thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh).

Với thử nghiệm này, TP.Tam Kỳ đã hỗ trợ 2.000 con giống cho mỗi hộ nuôi sau khi đã tập huấn, trang bị các kiến thức cần thiết.

Đến thời điểm này, cá phát triển tốt sau 7 tháng thả nuôi tại các hộ, mỗi con đạt trọng lượng từ 1kg trở lên.

“Tỷ lệ sống đạt gần 80% nên ước tính chúng tôi sẽ thu hoạch được hơn 1,5 tấn cá” - ông Nguyễn Tấn Đồng nói.

Thời gian gần đây giá cá chẻm có hạ, tuy nhiên sản lượng thu được với đối tượng nuôi này khá cao nên vẫn cho hiệu quả.

Do đó ông Đồng cho biết sẽ tăng quy mô đầu tư trong năm đến.

“Tính trên một đơn vị diện tích thì nuôi thủy sản đem lại lợi nhuận cao hơn các đối tượng nuôi gia súc, gia cầm hay trồng trọt.

Ngành thủy sản và các địa phương ven biển phải chú trọng sản xuất, tập huấn trang bị đầy đủ các kiến thức, quy trình nuôi tiến bộ để các nông hộ ứng dụng, triển khai hiệu quả.

Vấn đề đầu ra sản phẩm phải được đảm bảo, vì thế ngành thủy sản và các địa phương ven biển cần phải liên hệ, kết nối với các đơn vị thu mua thủy sản, tạo thuận lợi trong việc bán sản phẩm cho người dân.

Các địa phương cũng cần chú trọng tính liên kết sản xuất, chuỗi sản xuất - bảo quản - chế biến sản phẩm được hình thành sẽ đem lại lợi nhuận cao cho nghề nuôi thủy sản, nếu khả thi thì tỉnh sẽ có cơ chế hỗ trợ xác đáng”.

(Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh)

Năm 2015, TP.Tam Kỳ cũng đã thử nghiệm nuôi cua trên các diện tích nuôi tôm thất bại trước đây ở xã Tam Thăng.

Mô hình được triển khai tại các hộ bà Phạm Thị Hương, Lê Đình Trai và Phan Văn Phúc ở thôn Kim Đới.

Theo tính toán của ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Trung tâm ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp & phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ, mô hình đem lại lợi nhuận cho các hộ nuôi hơn 80 triệu đồng.

“Mô hình đã đem lại lợi nhuận tương đối cao cho các hộ nuôi.

Chúng tôi đã đề xuất với UBND Tam Kỳ tiếp tục hỗ trợ kinh phí để nhân rộng mô hình.

Đây là hướng đi phù hợp, thay thế con tôm thẻ chân trắng nuôi thiếu hiệu quả ở các diện tích vùng triều ven sông của thành phố” - ông Tuấn nói.

Các huyện Thăng Bình, Núi Thành cũng đã triển khai các mô hình nuôi cá dìa, cá chẻm, cá diêu hồng với mục đích thử nghiệm, hướng đến thay thế con tôm nuôi không hiệu quả ở một số diện tích nuôi thủy sản vùng triều ven sông.

Kết quả thu được là tương đối khả quan khi tỷ lệ hao hụt thấp mà các nông hộ thì đã thỏa thuận được với các công ty chế biến thủy sản ngoài tỉnh về đầu ra.

Nhân rộng mô hình

Tại buổi làm việc bàn các giải pháp phát triển nuôi thủy sản ở vùng đông của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho rằng, xác định đối tượng nuôi thủy sản chủ lực là điều hết sức quan trọng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Theo đó, con tôm thẻ chân trắng nuôi bằng hình thức lót bạt sẽ là hướng đi chủ đạo.

Đối với các diện tích nuôi tôm không hiệu quả ở vùng triều, các địa phương cần cơ cấu lại sản xuất.

Sau khi đã thử nghiệm thành công thì nhân rộng các mô hình, thay thế con tôm thẻ chân trắng, không thể để ao nuôi trơ đáy.

Có thể ở một số thời điểm nhất định, nghề nuôi cá dìa, cá chẻm, cá diêu hồng, nuôi cua gặp khó do đầu ra không được thuận lợi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường tiêu thụ thủy sản sẽ lại được ổn định trong thời gian tới khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Vấn đề đặt ra là sản phẩm thủy sản sẽ được nuôi theo quy trình như thế nào để vượt qua được các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chí quốc tế.

Thực tế đã cho thấy, mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP được triển khai trên địa bàn tỉnh đem lại hiệu quả cao, vượt qua được các rào cản xuất khẩu tồn tại trong thời gian qua.

Nhân rộng cách làm này không quá khó khi trong thực tế, các nông hộ ở Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc đã triển khai thành công.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã ký kết hợp đồng thu mua với số lượng lớn đối với một số mặt hàng như cá dìa, cá chẻm, cá diêu hồng.

Vì vậy, nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp để thay thế con tôm trên các diện tích nuôi không hiệu quả ở vùng triều là điều không thể khác.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết, trước mắt chi cục tham mưu UBND tỉnh phê duyệt việc sắp xếp lại các đối tượng nuôi cá dìa, cá chẻm thay thế con tôm nuôi không hiệu quả trên diện tích 30ha thả nuôi ở vùng triều.


Related news

Người Tiên Phong Trồng Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên Người Tiên Phong Trồng Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.

Thursday. June 13th, 2013
Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu Giá Tôm Sú Tăng Cao Nhất Trong 4 Năm Qua Ở Bạc Liêu

Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.

Saturday. March 23rd, 2013
Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng Nuôi Heo Bằng Đệm Sinh Học Rất Cần Tiếng Nói Của Ngành Chức Năng

Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Tuesday. March 26th, 2013
18 Nghìn Tấn Vải Quả Xuất Khẩu Sang Trung Quốc Qua Cửa Khẩu Kim Thành 18 Nghìn Tấn Vải Quả Xuất Khẩu Sang Trung Quốc Qua Cửa Khẩu Kim Thành

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải đến nay đã có 18 nghìn tấn quả vải tươi của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu qua Cửa khẩu Kim Thành.

Friday. June 14th, 2013
Khoai Mỡ Tân Phước Được Mùa, Trúng Giá Ở Tiền Giang Khoai Mỡ Tân Phước Được Mùa, Trúng Giá Ở Tiền Giang

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước (Tiền Giang), địa bàn huyện hiện có trên 1.100 ha trồng khoai mỡ, tập trung ở các xã Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Thạnh Mỹ… đang vào vụ thu hoạch rộ với năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Với giá trung bình từ 10.000 - 12.000 đồng/kg hiện nay, người trồng khoai có thể thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/ha.

Wednesday. March 27th, 2013