Thấy lãi trăm triệu, nông dân ồ ạt đốn quýt để trồng gừng.
Việc nông dân đốn quýt trồng gừng là cách làm tự phát, thiếu quy hoạch, dễ rơi vào tình trạng rớt giá, thậm chí lập lại cảnh 2.000 đồng/kg như năm 2012.
Xã Long Trị Long Trị A thuộc thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là “thủ phủ” của cây quýt đường, nhưng giờ đây loại cây trồng này không còn chiếm ưu thế nữa khi tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng. Do vậy, nhiều nhà vườn đã đốn quýt, chuyển sang trồng gừng. Mô hình này nhiều nhất là ấp 1 và ấp 8, xã Long Trị.
Nhiều nhà vườn ở Long Mỹ quyết định đốn quýt để trồng gừng củ hoặc trồng xen gừng và diện tích quýt bệnh
Ông Trần Văn Gọn ở ấp 8, xã Long Trị cho biết: “Ngày trước, vườn chủ yếu là cây tạp như xoài, mù u, bạch đàn…thấy nhiều nông dân bán quýt có thu nhập cả trăm triệu đồng nên tôi quyết định đi vay ngân hàng 50 triệu đồng để phá vườn, lên liếp trồng 3 công (3,000m2) quýt. Sau gần 2 năm trồng, vườn quýt bị nhiễm bệnh với các triệu chứng như vàng lá, trái vàng đầu, rụng trái…. mà thu hoạch chẳng được bao nhiêu rồi lâm cảnh nợ nần luôn. Bởi thế, tôi đang cải tạo lại vườn, đốn bỏ quýt bệnh, trồng gừng”.
Ông Nguyễn Văn Bảnh quyết định đốn bỏ vườn quýt để trồng lại gừng.
Ông Nguyễn Văn Bảnh có 2 công quýt đốn bỏ trước đó cho biết: “Vườn quýt của tôi lúc đầu chỉ xuất hiện bệnh một vài cây sau đó lan ra cả vườn, dù bón bao nhiêu loại phân, phun biết bao thứ thuốc mà cũng không ăn thua gì nên đành đốn bỏ để trồng lại cây mới”.
Đất nằm trong vùng qui hoạch trồng quýt, nhưng ông Hồ Thanh Tuyền lại dành 4 công đất nhà ở ấp 1, xã Long Trị để trồng gừng. Ông Tuyền cho biết: “Nghề trồng gừng rất thích hợp với người ít đất. Từ khi đặt giống xuống đất là 8 tháng sau có thể thu hoạch, trung bình mỗi công gừng cho năng suất từ 3 – 4 tấn. Với củ gừng có thể bán gừng non hoặc già tùy theo giá mua. Năm vừa rồi, với 4 công gừng của tôi sau khi trừ hết chi phí tôi còn lãi trên 250 triệu đồng”.
Hiện nay, toàn thị xã Long Mỹ diện tích trồng gừng đã tăng lên 61 ha.
Đốn hẳn 3 công quýt bị bệnh để chuyển sang trồng gừng, ông Nguyễn Văn Út ở ấp 8, xã Long Trị nói: “Đây là vụ thứ 2 tôi trồng gừng. Để đầu tư cho mỗi công gừng nhà vườn phải bỏ ra chi phí từ khoảng 15 triệu đồng nhưng nếu bán được giá từ 15.000đồng/kg trở lên thì mỗi ha cũng dễ dàng kiếm lời hàng trăm triệu đồng”.
Ông Nguyễn Minh Luân, Cán bộ Kỹ thuật xã Long Trị cho biết: “Quýt đường là một trong những loại cây trồng đặc sản của tỉnh, tuy nhiên hiện nay, nhiều nông dân đã đốn bỏ do bị nhiễm bệnh để chuyển sang trồng gừng. Vì giá gừng năm rồi đứng ở mức cao so với vài năm trở lại đây.
Năm 2014, toàn xã chỉ có diện tích 1,5 ha gừng mà giờ đã tăng lên 6 ha và còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Việc nông dân đốn quýt trồng gừng là cách làm tự phát, thiếu quy hoạch, dễ rơi vào tình trạng rớt giá, thậm chí lập lại cảnh 2.000 đồng/kg như năm 2012”.
Với giá bán từ 15.000 đồng trở lên, 1 ha trồng gừng có thể thu lãi bạc trăm triệu
Được biết, năm 2014 toàn thị xã Long Mỹ diện tích trồng gừng chỉ khoảng 39 ha, nay đã tăng lên 61 ha. Vì thế, thời gian gần đây khi chạy dọc theo con đường trải nhựa mới ở các ấp thuộc xã Long Trị, chúng ta dễ thấy hình ảnh của những vườn gừng xanh mướt từ mới trồng cho đến cách nay vài tháng.
Tuy nhiên, với cách làm tự phát, không theo qui hoạch của bà con hiện nay dễ dẫn đến tình trạng “thừa hàng, dội chợ”, dẫn đến cảnh nợ nần và không thoát điệp khúc “trồng – chặt – chặt – trồng” đã tồn tại bao đời nay.
Related news
Tính đến cuối tháng 7, nông dân huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành gieo cấy những thửa ruộng cuối cùng thuộc trà muộn vụ lúa mùa năm 2014. Hiện nay, phần lớn diện tích lúa mùa trên địa bàn đang bén rễ hồi xanh và bước vào thời kỳ đẻ nhánh.
Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.
Thủy sản được đánh giá là một trong những lợi thế góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nguồn lợi này thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lũ, dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi thủy sản cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trung tuần tháng 4, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình nuôi gà ri lai Đabacô theo hướng nông hộ có kiểm soát tại xã Yên Lâm.
Nói đến con trâu, bò người ta thường nghĩ ngay đến mục đích sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trâu, bò ở xã Mai Tùng, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) còn có một tên gọi khác đó là “con xoá đói giảm nghèo bền vững”.