Thanh Sơn Tiếp Nhận 600 Triệu Đồng Từ Nguồn Vốn Chăn Nuôi Bò Sinh Sản

UBND huyện Thanh Sơn vừa tổ chức tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi bò sinh sản do Công ty cổ phần Ao Vua đầu tư.
Theo đó, Công ty cổ phần Ao Vua sẽ hỗ trợ 50 con bò cái sinh sản trị giá 600 triệu đồng cho 50 hộ nông dân nghèo của các xã Giáp Lai, Lương Nha, Thục Luyện và thị trấn Thanh Sơn. Mỗi hộ sẽ được nhận hỗ trợ 12 triệu đồng không tính lãi để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, xóa đói giảm nghèo.
Để nguồn vốn đến đúng đối tượng hộ nghèo và sử dụng đúng mục đích, Ban chỉ đạo huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập ban điều hành lựa chọn các đối tượng thụ hưởng đảm bảo các điều kiện: Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, là thành viên của tổ chức hội và được bình xét từ cơ sở.
Ngoài việc triển khai dự án theo quy định, nhằm phát triển đàn bò từ bò dé thành bò lai sind, huyện Thanh Sơn còn hỗ trợ thêm 100 triệu đồng (2 triệu đồng/con/hộ, không hoàn lại); các hộ chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật và giống bò của tỉnh Vĩnh Phúc.
Related news

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.