Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả

Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả
Publish date: Sunday. October 11th, 2015

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang.

Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Toàn thành phố hiện có trên 100 ha cây ăn quả, tập trung tại An Khang, Thái Long, Tân Hà, Ỷ La, Tràng Đà, Nông Tiến.

Hầu hết người dân đều cải tạo và tận dụng diện tích đất đồi trước đây trồng những loại cây cho thu nhập thấp để trồng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn như bưởi, hồng, na, ổi, cam, quýt.

 

Mô hình trồng ổi của gia đình bà Phùng Thị Mua, tổ 3, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang).

Năm 2012, trên cơ sở khảo sát điều kiện đất đai và hiệu quả một số mô hình phát triển kinh tế của người dân, xã Thái Long đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung tại hai thôn Hòa Mục 1 và Hòa Mục 2.

Đặc biệt, việc thành lập Tổ hợp tác trồng cây ăn quả xã Thái Long trong 2 năm qua đã phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ các thành viên trong tổ về kỹ thuật, nguồn vốn

. Hiện Tổ hợp tác đã thu hút được 21 thành viên với 10 ha cây ăn quả, trong đó có 6,5 ha bưởi và 3,5 ha cây cam

. Tổ hợp tác đang hoàn thiện các thủ tục để thành lập Hợp tác xã cây ăn quả để phát triển và duy trì diện tích cây ăn quả theo hướng bền vững và ứng dụng các giống mới, các tiến bộ khoa học trong việc trồng, chăm sóc cây ăn quả.

Xã An Khang có trên 20 ha cây ăn quả có quy mô, trong đó cây nhãn có diện tích khoảng 13 ha.

Để từng bước đa dạng hóa các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, UBND xã An Khang đã xây dựng, khuyến khích người dân tập trung phát triển, đa dạng hóa các loại cây ăn quả, đưa cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Đặc biệt, xã cũng khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất đồi vườn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như:

Cam, bưởi và nhiều loại nhãn giống mới cho năng suất cao.

Bên cạnh giống nhãn truyền thống chín sớm, UBND xã cũng khuyến khích bà con đưa một số giống nhãn muộn đưa vào trồng, có thời gian thu hoạch cách nhau, phù hợp với việc rải vụ.

Gia đình ông Lê Đình Bốn, tổ 6, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) trồng 1 ha cây ăn quả, thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Phường Tân Hà hiện có hơn 25 ha cây ăn quả; tổ 1 và tổ 3 có 7 - 8 ha cây ăn quả; các tổ còn lại cũng có từ 3 - 5 ha. UBND phường Tân Hà khuyến khích một số hộ chuyển đổi những chân ruộng 1 vụ lúa, đất soi bãi, đất vườn sang trồng cây ăn quả.

Hầu hết các hộ trồng cây ăn quả đều có mức thu nhập khá. Hộ chị Nguyễn Thị Út, tổ 4, phường Tân Hà đã trồng ổi, bưởi, chanh trên 4.400m2 đất vườn nhà.

Trong vườn nhà chị hiện có trên 300 cây ổi các loại, trên 100 cây bưởi và chanh. Từ vườn cây ăn quả và kết hợp với chăn nuôi, hàng năm gia đình chị Út có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Từ năm 2011, bước vào xây dựng nông thôn mới, xã Tràng Đà đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, trong đó, có dự án phát triển cây ăn quả na, hồng...

Tại xóm 10, nhờ địa hình và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây ăn quả, cùng với việc duy trì diện tích na cho hiệu quả kinh tế, người dân đã mạnh dạn tìm tòi và đưa vào thử nghiệm thành công trồng giống hồng Nhân Hậu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ kết quả thử nghiệm cây hồng, năm 2013, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tràng Đà đã có chủ trương phát triển giống cây trồng này tại địa phương.

Xã Tràng Đà đã quy hoạch, khoanh vùng các khu vực có khả năng trồng được cây hồng với mục tiêu trồng được 6 ha. Xã khuyến khích nhân dân chuyển đổi các loại cây không phù hợp thu nhập thấp hoặc vườn tạp giá trị kinh tế không cao chuyển sang trồng na, hồng.

Xóm 10 hiện có hơn 60 hộ, đa số các gia đình trong xóm có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng na và hồng. Hộ trồng nhiều có thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/vụ; hộ trồng ít cũng có thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/vụ.


Related news

Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm Phù Cát (Bình Định) có diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.

Tuesday. July 21st, 2015
Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 20 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Tuesday. July 21st, 2015
Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản Kiếm bạc triệu nhờ cá đặc sản

Vào đầu mùa mưa, trên sông Đồng Nai xuất hiện nhiều loại cá đặc sản, như: cá lăng vàng, cá leo, cá chình, cá chạch, cá chốt chuột... Đây là thời điểm các ngư dân đánh bắt trên sông tranh thủ “săn” cá đặc sản, và có đêm họ kiếm được cả chục triệu đồng.

Tuesday. July 21st, 2015
Tôm hùm lại bị ép giá Tôm hùm lại bị ép giá

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Tuesday. July 21st, 2015
Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP? Nuôi trồng thủy sản vì sao chưa thể thực hiện đại trà VietGAP?

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Tuesday. July 21st, 2015