Thành Phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2020 sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt 40 – 50 triệu con
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, sản lượng sản xuất cá cảnh đạt 150 – 180 triệu con, xuất khẩu đạt 40 – 50 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 – 50 triệu USD. Duy trì, mở rộng phát triển mạnh sản xuất cá cảnh tập trung tại các quận huyện: 8, 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. 100% cơ sở xuất khẩu cá cảnh tham gia chương trình giám sát an toàn dịch bệnh cá cảnh của Thành phố đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường hiện có và mở rộng sang các thị trường khác.
Năm 2015, trên địa bàn Thành phố có 286 cơ sở sản xuất cá cảnh, tập trung chủ yếu ở các quận huyện: 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Củ Chi Bình Chánh, Hóc Môn và có 278 cửa hang kinh doanh cá cảnh. Sản lượng cá cảnh năm 2015 đạt 120 triệu con, tăng 100% so với năm 2010; giá trị sản xuất đạt 534,5 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so năm 2010; đối tượng sản xuất chủ yếu vẫn là cá bảy màu, hòa lan, hồng kim, mô ly, bình tích, dĩa, xiêm, la hán, ông tiên, chép, vàng, sặc, phượng hoàng, tứ vân, mũi đỏ…
Sản lượng cá cảnh xuất khẩu đạt 13 triệu con, giá trị kim ngạch đạt 12 triệu USD, tăng 100% so năm 2010. Đối tượng xuất khẩu chủ yếu: cá neon, mô ly, bình tích, trân châu, bảy màu, cá xiêm, cá dĩa. Có 10 công ty và trại cá cảnh tham gia xuất khẩu thường xuyên, trong đó Công ty Cổ phần Sài Gòn Cá Kiểng (huyện Củ Chi) là đơn vị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất trong hơn 10 năm qua.
Thị trường xuất khẩu rất đa dạng, phong phú với 47 quốc gia, trong đó thị trường châu Âu chiếm 60 – 70% như: Đức, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech…
Related news
Từ 2 năm nay, tại khu vực sông Quán Trường, TP. Nha Trang xuất hiện hàng trăm bè nuôi vẹm trái phép, tự phát của người dân nhiều địa phương khác nhau. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại gặp khó khăn trong xử lý.
Những năm đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lượng thức ăn cho tôm dồi dào, môi trường tự nhiên ổn định nên hiệu quả nuôi tôm khá cao mà không cần sự tác động nhiều của người nuôi.
Chiều 12-4, ông Lê Văn Kỳ, ngụ xã Bình Thới, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết 2 ao tôm thẻ của ông thả nuôi được hơn 1 tháng tuổi đã xuất hiện bệnh đốm trắng chết la liệt, thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Dù có nhiều năm kinh nghiệm về nuôi tôm nhưng từ đầu năm tới nay đã 2 vụ liền tôm nuôi bị chết.