Tôm nuôi lại chết tràn lan
Tại Sóc Trăng, Trà Vinh… nhiều hộ nuôi tôm cũng thiệt hại nặng do dịch bệnh. Ông Võ Văn Chồi, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) nhìn nhận: “Do ảnh hưởng hạn, mặn gay gắt khiến độ mặn quá cao từ 20 - 25% nên tôm rất khó phát triển. Những hộ thả giống lúc này đều gặp bất lợi, vì thế ngành chuyên môn khuyến cáo bà con hạn chế thả giống để chờ mưa xuống nhằm giảm độ mặn”.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 8.000ha tôm nuôi ở tỉnh bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuy cấp, bệnh còi… Hiện tại, hạn hán và xâm nhập mặn còn phức tạp và sẽ gây bất lợi cho tôm nuôi. Do đó, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân tuyệt đối không thả tôm ở những nơi có độ mặn trên 25%, nhất là các xã ven biển thuộc huyện An Minh, An Biên… Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến Ngư… sẽ theo dõi chặt diễn biến thời tiết, độ mặn… khi nào điều kiện thuận lợi sẽ thông báo cho nông dân thả giống; tránh việc thả nuôi tự phát khi thấy giá tôm đang tăng cao, sẽ dễ xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại…
Related news
Từ năm 2012 đến nay, nghề nuôi cá lồng trên sông Thái Bình, sông Đuống thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển khá nhanh, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản của đất quan họ. Đến nay, số lượng cá lồng toàn tỉnh hiện có là 739 lồng, trong đó huyện Lương Tài là cái “nôi” nuôi cá lồng lớn nhất với 370 lồng thì riêng xã Trung Kênh có tới 308 lồng nuôi cá.
Đến thời điểm này, tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi tôm nước lợ hơn 97.100ha, tương đương 94,5% kế hoạch, tăng 10,7% so cùng kỳ. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp 770ha, quảng canh - quảng canh cải tiến 17.864ha và tôm - lúa 78.465ha, tập trung ở các huyện vùng sản xuất U Minh Thượng. Sản lượng thu hoạch hơn 5.620 tấn, đạt hơn 10% kế hoạch, tăng 24% so cùng kỳ.
Hiện nay, cá điêu hồng thương phẩm sụt giảm, kéo theo giá cá điêu hồng giống ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) giảm làm cho nhiều hộ nuôi không có lãi, hoặc huề vốn.