Thanh Niên Phan Văn Được Sản Xuất Giỏi

Phan Văn Được (27 tuổi, ngụ ấp 4, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) là con út trong một gia đình có 3 anh chị em. Khi 2 anh chị đã có gia đình ra riêng, Được được ba mẹ giao cho đất để canh tác.
Hơn 10 năm trước, gia đình Được chỉ có chưa đầy 2 công đất, trồng đủ loại cây, hiệu quả thấp. Được đã bàn với gia đình chuyển đổi giống cây trồng. Ban đầu trồng chuyên canh vú sữa, cũng không hiệu quả cao. Sau đó Được cùng ba mình sang huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre tìm hiểu và quyết định mua giống chanh bông tím về trồng. Chỉ chưa đầy 2 năm cây chanh bắt đầu cho trái, năng suất khá cao.
Từ 2 công đất ban đầu, nhờ chịu khó chăm sóc nên chanh trúng mùa, lại được giá. Đến nay, Được đã có trong tay 8 công đất, trồng 400 gốc chanh bông tím đang cho trái và hàng trăm gốc chanh mới trồng.
Hỏi về bí quyết trồng chanh đạt hiệu quả, Được vui vẻ chia sẻ: “Cây chanh bông tím trồng rất dễ, ít tốn chi phí, cho trái quanh năm. Chủ yếu người trồng chịu khó bón phân, tưới nước vào mùa nắng và chú ý phòng trị các bệnh thông thường như rệp sáp, đốm trái…”.
Khác với những vườn chanh khác, vườn chanh của Được trồng xen với hàng trăm gốc xoài Đài Loan, xoài ghép. Gia đình Được là hộ tiên phong trong ấp, trong xã mạnh dạn đầu tư trồng giống chanh bông tím và cho hiệu quả cao.
Được cho biết: “Thấy được hiệu quả từ cây chanh bông tím, nhiều người dân trong xã và nhiều nơi khác đã đến học hỏi kinh nghiệm và mua giống chanh bông tím của Được đem về trồng. Tính đến nay, gia đình đã chiết bán gần 9.000 nhánh và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho bà con”.
Được khoe: “Cách 4 - 5 ngày thì hái chanh 1 lần khoảng 300 kg, với giá hiện nay gần 20.000 đồng/kg. Mỗi tháng hái được gần 2 tấn, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 20 triệu đồng. Ngoài ra, xoài Đài Loan cũng cho thu nhập khá cao”. Kiên quyết không để đất trống, Được trồng xen thêm các lại cây khác như: Ổi và hàng trăm gốc mai vàng. Hàng năm, vào tháng 8 âm lịch, Được còn trồng 200 gốc đu đủ vàng để bán trong dịp Tết Nguyên đán.
Được còn là Phó Bí thư Chi đoàn năng nổ và là Đội trưởng dân quân ấp nhiệt tình. Được thường xuyên giới thiệu kinh nghiệm làm ăn và khát vọng làm giàu để tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhiều bạn trẻ và bà con cùng nhau làm kinh tế để cải thiện cuộc sống gia đình.
Related news

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Vĩnh Long đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa Đông Xuân 2014 - 2015. Tính đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 16.000/61.000ha gieo sạ, năng suất bình quân 6,7 tấn/ha. Diện tích còn lại tập trung giai đoạn từ đòng trổ đến chín.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lương. Tuy đang bận bịu với vụ mùa nhưng ông vẫn dành thời gian say sưa kể cho chúng tôi nghe về kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây lạc đạt năng suất, chất lượng cao. Một quy trình bài bản từ làm đất, chọn giống, bón phân cho đến chăm sóc lạc thời kỳ sinh trưởng, thu hoạch… ông đều thuộc nằm lòng.

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.