Thanh long chong đèn ở Bình Thuận giá rẻ hơn vụ mùa

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, diện tích trồng thanh long toàn tỉnh là 22.000 ha, trong đó 17.000 ha đang cho trái.
Diện tích thanh long chong đèn để sản xuất nghịch vụ chiếm 70%. Mỗi năm thanh long Bình Thuận đạt sản lượng 550.000 tấn, trong đó 75% là xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.
Diện tích thanh long ngày càng mở rộng, giá rẻ, nhiều hộ chỉ trong chờ vào mùa chong đèn nghịch vụ (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) để bán được giá cao.
Nhưng năm nay, dù mới bước vào những lứa trái nghịch vụ đầu tiên, giá đã rớt mạnh chỉ còn một nửa so với năm trước. Cụ thể thanh long dạt chỉ có giá 2.000 đồng/kg, hàng xô 4.000 đồng/kg, hàng xuất khẩu chỉ 7.000 đồng/kg.
Một vườn thanh long chong đèn nghịch vụ ở xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Bà Phan Thị Ẩn, nhà vườn ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận cho biết, không hiểu lý do vì đâu giá thanh long chong đèn mới đầu vụ đã rớt thảm.
Thời tiết năm nay khá thuận lợi cho việc chong điện, nhưng bệnh nấm trắng đang phát triển mạnh. Nhà bà Ẩn đang có 2 lứa trái sắp chín nhưng các vựa lại đưa ra mức thu mua thấp.
“Thường giá thanh long nghịch vụ luôn cao gấp 2-3 lần so với mức bình thường. Các vườn lại có thời gian thu hoạch khác nhau, sản lượng không nhiều như chính vụ.
Nhưng hiện nay, các vựa thanh long lớn trong xã đều đăng bảng mua với giá thấp. 1 kw điện sản xuất đã 3.000 đồng, nhưng 1 kg thanh long chỉ có 2.000 đồng”, bà Ẩn nói.
Còn hộ ông Nguyễn Văn Bảy, ở xã Hàm Chính, cho biết, lứa đầu vụ nhà ông bán xô (lớn nhỏ cân hết) giá 6.000 đồng/kg, thu về 16 triệu đồng.
Tính hết chi phí tiền điện, phân bón, thuốc, công làm vườn, số tiền trên chỉ vừa đủ chi chưa có lời.
“Thanh long rớt giá, nấm bệnh đầy vườn, trái ngược với những gì tôi tưởng tượng. Hầu hết nhà nào cũng canh ngay vụ Tết Nguyên đán. Theo chiều hướng này giá thanh long dịp Tết năm nay sẽ còn rẻ nữa”, ông Bảy cho hay.
Ở vụ chính nông dân thường lặt bớt bông để dưỡng cây thanh long chờ đến mùa chạy điện. Ảnh: Zen nguyễn
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Bình, chủ một vựa thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam cho biết, hiện nay, hoạt động thu mua của các vựa vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, thị trường thanh long của Bình Thuận chủ yếu là Trung Quốc. Đầu vụ chong điện năm nay, lượng đặt hàng từ Trung Quốc giảm hẳn, chính bản thân vựa cũng chưa biết nguyên nhân.
Lượng hàng ít, chi phí vận chuyển vẫn không đổi, thời gian thu hoạch của nhà vườn lại khác nhau nên vựa phải quân bình mức giá hợp lý để có thể thu mua nông sản cho người dân.
Theo anh Cường, một cò lái nông sản ở xã Hàm Mỹ, việc sản xuất thanh long nghịch vụ rất phổ biến, hộ nào cũng hạ bình biến thế để chong đèn, kích thích thanh long ra trái.
Tính ra sản lượng thu mua mùa điện không khác vụ mùa, không hiếm. Và không chỉ riêng Bình Thuận, thanh long nhiều nơi khác như Long An, Tiền Giang… đều có chong đèn, nên chủ hàng được nhiều lựa chọn, việc giảm giá là điều tất yếu.
Trên nhiều tuyến đường ở TP HCM, thanh long chỉ được chào bán 5.000 đồng/kg, dù đang là thời điểm nghịch vụ nhưng giá bán vẫn không thay đổi nhiều so với trong vụ.
Anh Lộc, bán thanh long trên đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận cho biết, thanh long ở đây được lấy tận gốc từ nhà vườn, là hàng chong đèn chính hiệu. Mỗi ngày anh bán được 100 - 300 kg, nguồn hàng luôn dồi dào.
Related news

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.