Thành công trên vùng đất khó
Là vùng đất xấu không nước tưới nên ngoài trồng rừng ra thì chỉ còn cây điều là “trụ” nổi ở Suối Cát, ở đây mọi người vẫn mặc định cây điều vốn là cây của nhà nghèo do không phải đầu tư, dù cho thu nhập cũng rất “làng nhàng”.
* Đi học trồng điều
Ở vùng đất cát bạc màu dưới chân núi Gia Lào (xã Suối Cát) này, năm nào mưa thuận gió hòa thì 1 hécta điều cho năng suất khoảng 1,2 tấn, còn bình thường thì chỉ dưới 1 tấn. Từ những khó khăn đó, ông Phan Chinh luôn đau đáu nghĩ về việc cải thiện thu nhập từ vườn điều, và năm 2004, ông bỏ thời gian để đi học cách trồng điều. Là nông dân chính hiệu, một thời gian dài gắn bó với cây điều nhưng chỉ khi học về cách trồng và chăm sóc điều, ông mới thực sự hiểu về loại cây này. Sau khi ứng dụng khoa học - kỹ thuật ngay vào vườn điều của mình, ông khá bất ngờ năng suất đã tăng lên gấp đôi so với những vụ trước. Lúc này ông nghĩ cây điều ở đây sẽ cải thiện được thu nhập. Ông Chinh tâm sự: “Ngày trước trồng điều đơn giản lắm, cứ ươm cây rồi trồng xuống, không bón phân, không xịt thuốc, không tỉa cành tạo tán phó mặc cho trời đất đến vụ thì đi thu hoạch được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.
Hàng năm ông để ý rất kỹ đến thời tiết để quyết định bón phân, xịt thuốc cho cây. Theo ông Chinh, càng về sau này thời tiết càng thay đổi khác thường nên thời điểm chăm sóc cây cũng phải khác nhau. Nhờ vào áp dụng khoa học - kỹ thuật một cách khoa học năng suất vườn điều của ông cứ tăng dần lên, hiện đạt trung bình là 3 tấn/héc ta, có những hécta lên đến gần 4 tấn. Với 4 hécta điều hàng năm ông Chinh thu hoạch xấp xỉ 13 tấn hạt.
* Chia sẻ với nông dân
Nhờ nắm vững kỹ thuật lại có kinh nghiệm trồng điều, ông Chinh được mọi người bầu làm Tổ trưởng Câu lạc bộ trồng điều năng suất cao. Ông rất nhiệt tình trong việc truyền đạt kỹ thuật cho các hộ dân ở đây. Nhiệt tình không chỉ đơn thuần về hướng dẫn kỹ thuật mà còn cả ở việc hỗ trợ và chia sẻ khó khăn. Năm 2010, ông cầm cố tài sản của mình để mua phân bón cho các hộ trong câu lạc bộ rồi đến mùa thu lại tiền sau. “Năm đó một số hộ tưởng là tiền của Nhà nước tài trợ nên đến vụ thu hoạch điều không trả, tôi phải đi giải thích mãi mọi người mới hoàn lại số tiền đó” - ông Chinh nói.
Đến nay, ông vẫn đều đặn thực hiện việc này để những hộ khó khăn có phân bón kịp thời vụ. Không chỉ thế, hàng năm đến mỗi mùa xịt thuốc cho cây ông lại đi vận động nơi làm dịch vụ xịt thuốc cho các hộ khó khăn thiếu tiền công đến mùa thu hoạch thì trả. Có lẽ nhờ những phương pháp ứng dụng kỹ thuật khá triệt để như vậy mà hàng chục héc ta điều trong câu lạc bộ đều có năng suất trung bình đạt 3 tấn/hécta.
Related news
Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.
Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.
Rau trái vụ trên vùng cát xã Điền Lộc (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thực sự đã trở thành một đặc sản mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi vùng đất này.
Để kịp phục vụ Tết Nguyên đán, cuối tháng 6 đầu tháng 7 (âm lịch), các hộ trồng kiệu đã bắt đầu xuống giống. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, người trồng kiệu hy vọng vào một vụ mùa bội thu.
Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL hiện tiếp tục tăng thêm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.