Thả giống nuôi sò huyết
Thả giống vào nuôi
Ngoài tự nhiên sò đẻ vào tháng 7(hoặc tháng 8) đến tháng 11 âm lịch.
Từ 5 đến 6 tháng thì có sò con.
Theo kinh nghiệm của ngư dân ,sau khi bằng mắt thường thấy sò, thì từ 10-15 ngày sau đó sẽ vớt được sò con về nuôi.
Có hai thời điểm vớt sò con, lúc thủy triều xuống lộ mặt bãi dùng cào, cào lớp bùn sau đó đem đãi bùn lấy sò con.
Nếu vớt lúc thủy triều lên phải chọn thời điểm ít sóng gió và dùng cào, cào lớp bùn và đãi lấy sò con.
Mùa vụ thả sò giống để nuôi từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch.
Sò tốt thường có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật và các sinh vật hại sò.
Nên thả giống vào lúc thủy triều ngập bãi từ 10-12cm để sò có thời gian vùi mình xuống bùn sẽ không bị phơi nắng khi triều kiệt.
Không nên thả sò vào lúc triều chảy mạnh vì sò sẽ bị trôi.
Rải đều sò trên bãi và ở giữa bãi có thể thả dầy hơn vì sò có khuynh hướng di chuyển ra phía ngoài bãi.
Tùy theo cỡ sò giống, mật độ thả nuôi khác nhau, chẳng hạn như cỡ 400 con/kg thả mật độ từ 850-900 con/1.000m2, cỡ dưới 400-350con/kg thả mật độ từ 950-1.000 con/1.000m2, cỡ dưới 350-300 con/kg thả mật độ từ 950-1.000 con/1.000m2, cỡ dưới 300-250 con/kg thì thả mật độ từ 1.000-1.100m2.
Quản lý và thu hoạch
Kiểm tra bãi nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra.
Phát hiện những địch hại của sò để tiêu diệt như vẹm, ốc, rong tảo, cua, cá trình, cá đối...
Về mùa mưa thường có nước ngọt ở cửa sông đổ vào bãi nuôi, do đó cần đắp đập ngăn nước ngọt.
Thời gian nuôi khoảng 1 năm sò đạt cỡ 60-40 con/kg, lúc đó tiến hành quy hoạch, có thể thu dần sò lớn trước.
Phương pháp thu là dùng cào, thời gian thu có thể kéo dài 3-4 tháng.
KL:
Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi bà con có dự định nuôi sò huyết,những thông tin trên có được tham khảo từ 1 số trang web khác.
Nuôi sò huyết ít xảy ra dịch bệnh và khi có dịch thì hộ nuôi vẫn lấy được vốn và có lãi bởi dịch bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sò từ 4 tháng tuổi.
Để hạn chế dịch bệnh, người nuôi nên thả dày, khoảng 30 con/m2 là vừa.
Hi vọng phần nào đáp ứng được nhu cầu của bà con khi có dự định nuôi sò huyết
Related news
Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) đã phát triển một phương pháp mới kiểm tra độc tố gây bại liệt trong thuỷ sản có vỏ (PSP) nhanh hơn, đồng thời có thể phát hiện được các chất độc có mặt trong vẹm, trai, hàu và sò điệp ở hàm lượng như thế nào.