Những lưu ý khi quyết định nuôi sò huyết
Những lưu ý khi nuôi sò huyết
1. Giới thiệu về sò huyết
Sò huyết là loại động vật biển có giá trị dinh dưỡng cao, đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Nuôi sò huyết đầu tư ít vốn, không phải cho ăn, chỉ cần bỏ công quản lý lại thu nhập cao gấp 5-10 lần vốn đầu tư, do đó được nhiều nơi phát triển.
Trong đó Bến Tre, Kiên Giang là hai tỉnh có phong trào nuôi sò mạnh nhất cả nước.
Năng suất bình quân đạt 60-70 tấn/ha.
2. Những lưu ý khi bà con nuôi sò huyết
Chọn địa điểm:
Tốt nhất là bà con nên đặt địa điểm ở đặt ở vùng hạ triều vì ở đó có thời gian đất ngập nước nhiều hơn.
Nếu để sò sống ở vùng nước sâu sẽ có thời gian bắt mồi dài hơn, sinh trưởng nhanh hơn, nhưng lại khó quản lý và khai thác.
Ở eo vịnh, cửa sông vừa ít sóng gió lại có nước ngọt chảy vào bổ sung thêm muối dinh dưỡng.
Nơi có nền đáy là bùn pha cát mềm (90% là bùn + 10% là cát) lớp bùn đáy không quá 10cm và có màu vàng nâu, vừa tạo điều kiện để sò vùi mình dưới bùn khi cần thiết.
Related news
10 kg sò bố mẹ 2-3 tuổi. Bể đất có diện tích 500m2 dùng cho việc vỗ béo sò bố mẹ. 30 bể đã từng dùng nuôi tôm he, trong đó 10 bể có tổng thể tích 400m3 dùng để nuôi sò con, 20 bể có tổng thể tích 200m3 dùng để nuôi tảo đơn bào.
Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau thực hiện mô hình trình diễn nuôi sò huyết thương phẩm bãi bùn ven sông.
Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) đã phát triển một phương pháp mới kiểm tra độc tố gây bại liệt trong thuỷ sản có vỏ (PSP) nhanh hơn, đồng thời có thể phát hiện được các chất độc có mặt trong vẹm, trai, hàu và sò điệp ở hàm lượng như thế nào.