Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền
Publish date: Friday. August 23rd, 2013

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".

Từ sự đóng góp của cộng đồng, các đơn vị và người dân đã thả trên 20,4 tấn cá lớn, trên 1,08 triệu con cá giống bản địa quí hiếm như cá tra, cá hô, cá rô đồng, cá he, cá rô phi, cá mè trắng, cá mè vinh, cá lăng nha, cá trôi, cá chép, cá tra, cá trê… tương đương với tổng trị giá 484,65 triệu đồng, trong đó nguồn từ thị xã Tân Châu là 393,4 triệu đồng và tỉnh vận động được 91,2 triệu đồng để bảo tồn cá bản địa, cá quý hiếm cho sông Tiền.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống thủy sản tỉnh An Giang, đây là đợt thứ 3 trong năm 2013, tỉnh An Giang tổ chức thả cá bản địa quí hiếm về thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản nước ngọt, phục vụ cho tiêu dùng và nghiên cứu với tổng cộng gần 38 tấn và gần 1,3 triệu con cá giống, cá thịt, cá bột các loại vào môi trường thiên nhiên, tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng. Đây là chủ trương lớn của tỉnh và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thả cá hàng năm và khuyến khích từng huyện có điều kiện tổ chức thả cá bổ sung cho các sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trước khi thả ra sông, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi nguồn gốc, tình trạng, sức khỏe của cá để đảm bảo cá thả về thiên nhiên không có dấu hiệu nhiễm bệnh, có tỷ lệ sống cao. Đồng thời tuyên truyền các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản cho nhân dân 4 xã xung quanh địa bàn thả cá là Châu Phong, Tân Thạnh, Tân An và Vĩnh Hòa để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn và các khu vực phụ cận giáp ranh về những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quí hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn, tái tạo.


Related news

Lặc lày - cây xoá đói giảm nghèo ở xã Cư Yên Lặc lày - cây xoá đói giảm nghèo ở xã Cư Yên

Nhằm đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong những năm gần đây xã Cư Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao đến bà con nông dân những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, sản lượng.

Wednesday. December 23rd, 2015
Nuôi dúi - Mô hình kinh tế mới ở xã EaKPam Nuôi dúi - Mô hình kinh tế mới ở xã EaKPam

Trong những năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện CưM’gar - Đắk Lắk đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công nhiều loại động vật hoang dã như: cá sấu, nhím, lợn rừng, gà sao, chồn hương và đã đem lại hiệu quả cao.

Thursday. December 24th, 2015
Vải thiều VietGAP lên ngôi Vải thiều VietGAP lên ngôi

Những năm qua, việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn quan tâm thực hiện.

Thursday. December 24th, 2015
Nuôi lợn, cả xã làm giàu Nuôi lợn, cả xã làm giàu

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

Thursday. December 24th, 2015
Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

Thursday. December 24th, 2015