Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp

Sáng 14/7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cùng đoàn công tác của Bộ có buổi làm việc về tình hình hoạt động SX, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Khương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu đã báo cáo khái quát tình hình SX, kinh doanh VTNN trên địa bàn thời gian qua.
Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không có nhà máy SX thuốc BVTV, có 241 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV. Sở NN-PTNT đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 241 cơ sở, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán cho 155 cơ sở.
Tỉnh chỉ có một công ty SX sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (đạt chuẩn ISO 9001:2008); một Cty chuyên SX thức ăn nuôi tôm, sản lượng tiêu thụ hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 2% nhu cầu trong tỉnh.
Phần lớn VTNN trong tỉnh được nhập từ các tỉnh khác và nước ngoài qua kênh phân phối của các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị Bạc Liêu tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát VTNN. Cùng với đó, cần chủ động có giải pháp xử lý ngay thực trạng kinh doanh, sử dụng VTNN giả, kém chất lượng. Đối với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Thứ trưởng ghi nhận và đề nghị đoàn giám sát tổng hợp, phân loại và phản ánh kịp thời đến các bộ, ngành, cơ quan chức năng xem xét và chỉ đạo giải pháp tháo gỡ. |
Để quản lý chất lượng hoạt động SX, kinh doanh và sử dụng VTNN trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn liên quan thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở SX, kinh doanh trong tỉnh cũng như tăng cường phổ biển, hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật trong SX, kinh doanh, sử dụng VTNN.
Qua thực hiện quản lý tại địa phương, đại diện Sở NN-PTNT Bạc Liêu kiến nghị Bộ NN-PTNT: Cần sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các đối tượng giống đang được nuôi phổ biến hiện nay; quy chuẩn về sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường và có cơ chế giám sát con giống, cơ chế chính sách hỗ trợ giống tôm nuôi khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm.
Hiện nay, nhiều thông tư quy định về quản lý Nhà nước hoạt động còn chưa phù hợp tình hình thực tế, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện.
Từ đó, kiến nghị Bộ cần nhanh chóng rà soát, thống nhất và ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết, tạo cơ sở pháp lý cho địa phương tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động này.
Tại buổi làm việc, các cơ quan chuyên môn tỉnh Bạc Liêu đã trả lời, làm rõ một số vấn đề mà đoàn công tác đặt ra như: Công tác tuyên truyền để nông dân sử dụng VTNN đảm bảo. Quản lý, kiểm tra, giám sát VTNN kém chất lượng, không đúng quy định trôi nổi trên thị trường.
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định, qua quá trình giám sát ở cơ sở, qua trao đổi làm rõ các vấn đề giữa thành viên trong đoàn và các cơ quan chuyên môn địa phương, đoàn công tác cơ bản đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra của chương trình giám sát.
Thứ trưởng đánh giá cao Bạc Liêu trong việc thực hiện nghiêm công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động SX, kinh doanh VTNN trên địa bàn. Các văn bản, chính sách về hoạt động trên của Chính phủ, của bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã được triển khai kịp thời đến cơ sở, doanh nghiệp và người dân.
Related news

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.