Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tập trung xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Publish date: Thursday. October 1st, 2015

 Đảng bộ tỉnh xác định “Phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên 6 huyện miền núi” là hoàn toàn hợp lý. 

Đẩy mạnh xây dựng NTM

Những năm qua, đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) chỉ chiếm 14%.

Tuy nhiên, với quy mô dân số cũng như tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm gần 50%, cộng với đó, tỷ lệ hộ nghèo ở 6 huyện miền núi còn cao, sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế và năng suất, sản lượng còn manh mún, tỷ suất nông sản hàng hóa thấp, thiếu tính gắn kết thị trường… vì vậy ngành nông nghiệp đang được tổ chức lại hoạt động, sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Diện mạo nông thôn ở xã Bình Dương đã thay đổi rõ rệt sau khi về đích NTM.

Theo ông Nguyễn Mậu Văn- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XIX xác định:

“Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả; nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên” là hợp lý.

"Dự thảo cần phải đánh giá toàn diện hơn về bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân.

Trong đó, 5 năm qua hạ tầng giao thông là điểm nổi bật với hàng trăm kilômét đường được nhựa hóa, bê tông hóa và cứng hóa.

Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực như văn hóa-xã hội, thể dục thể thao, môi trường chậm chuyển biến, nguy cơ ô nhiễm môi trường ở một số vùng nông thôn là đáng lo ngại. Về đời sống người dân được nâng lên về mặt vật chất, nhưng về tinh thần chuyển biến thấp”-ông Văn nói.

Cũng theo ông Văn, Dự thảo đề ra chỉ tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có 55 xã và hai huyện đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM” và đạt 33,5% tổng số xã là thấp so với mục tiêu chung của cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế và kết cấu hạ tầng KT-XH trong tỉnh còn nhiều yếu kém, với 6 huyện thuộc Chương trình 30a và có đến 86/164 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển... Tuy

nhiên, ông Văn cho rằng, tính đến thời điểm này toàn tỉnh có 2 xã là Bình Dương (Bình Sơn) và Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) về đích NTM, và có 53 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên.

Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ có thêm 12 xã đạt chuẩn NTM.

Do vậy, kế hoạch sẽ có 2 huyện và 55 xã về đích NTM trong vòng 5 năm đến là hoàn toàn khả thi so với điều kiện của tỉnh. Bên cạnh đó, Văn phòng điều phối NTM tỉnh, dự kiến trong giai đoạn 2016-2020.

Trung ương sẽ hỗ trợ cho tỉnh trung bình khoảng 200 tỷ đồng/năm, tức gấp đôi hiện nay, cộng với ngân sách tỉnh từ 200-300 tỷ đồng/năm và huy động nguồn lực trong nhân dân… thì mỗi năm sẽ có từ 8-10 xã về đích NTM.

Thế nên ông Văn cho rằng, việc đưa hai huyện Nghĩa Hành và Tư Nghĩa, cùng 55 xã về đích NTM là không có gì khó.

Cần tập trung ưu tiên 6 huyện miền núi

Mục tiêu quan trọng của giai đoạn tới là vừa đưa tỉnh ta cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và đẩy mạnh xây dựng NTM ở các địa phương.

Thế nhưng, với 6 huyện nghèo miền núi với hơn 50 xã, thị trấn việc tập trung nguồn lực nâng cao đời sống vật chất, tăng thu nhập cũng như sớm đưa các xã về đích NTM là rất khó khăn.

Do đó, việc tập trung nguồn lực đầu tư để các huyện vùng cao phát triển, giảm khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này.

Bởi theo ông Văn, định hướng của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 là sẽ sắp xếp 16 chương trình mục tiêu quốc gia hiện có xuống còn 2 chương trình mục tiêu quốc gia là:

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nên nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, ưu tiên 6 huyện miền núi là rất quan trọng.

Bởi một khi điều kiện KT-XH miền núi phát triển, đời sống người dân được nâng lên, khi đó việc huy động nguồn lực từ trong dân cũng sẽ dễ dàng hơn.

Ông Văn cho rằng, bên cạnh những việc cần làm trong giai đoạn 2016-2020 mà Dự thảo đã đề ra thì, việc cần ưu tiên thực hiện trong điều kiện mới là tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xây dựng NTM với phạm vi rộng hơn trên cơ sở sắp xếp lại nhiều nhiệm vụ phát triển nông thôn khác vào chương trình xây dựng NTM thông qua việc tổ chức lại các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời đẩy mạnh việc giảm nghèo bền vững nói chung và ưu tiên 6 huyện miền núi nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng.


Related news

Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Xuân Cảnh (thôn 7, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) chủ yếu nuôi heo, bò song việc chăn nuôi khá vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không đáng kể.

Monday. August 17th, 2015
Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước Gà nhập khẩu đá bại gà trong nước

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

Monday. August 17th, 2015
Cá đồng non lại... lên chợ! Cá đồng non lại... lên chợ!

Hiện nay, các loại cá đồng non như: cá lòng ròng, cá rô tăm tích, cá sặt sữa… đang được bày bán hầu khắp các chợ với giá trên dưới 200.000 đồng/kg. Những người “chạy chợ” thâm niên đã tham gia tàn phá tài nguyên, tận diệt nguồn lợi cá đồng với câu cửa miệng cũ rích: “Vì nhà nghèo mới đi bắt cá non bán để mua gạo kiếm sống”(!?). Thật là đáng trách!

Monday. August 17th, 2015
Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi Phòng ngừa bệnh cho tôm nuôi khi thời tiết thay đổi

Hiện đang là cao điểm mùa mưa, tuy nền nhiệt giảm, mức chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không cao, nhưng môi trường ao nuôi luôn biến động, một số bệnh trên tôm nuôi sẽ phát sinh, như bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh mềm thân, hiện tượng tôm bị sốc do nhiệt độ tăng, giảm đột ngột, phát sinh khí độc dưới đáy ao, rong tảo cũng có cơ hội bùng phát.

Monday. August 17th, 2015
Thí điểm ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực ở Bến Tre Thí điểm ứng dụng hệ thống câu phao trong nghề câu mực ở Bến Tre

Nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Bến Tre rất phong phú, đa dạng. Từ nghề cào đơn, cào đôi… đến nghề câu mực hàng năm đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngư dân. Trong đó, nghề câu mực phát triển nhanh, hiện toàn tỉnh có 140 tàu (câu tay 137 chiếc, câu giàn 3 chiếc), tập trung tại huyện Bình Đại và Ba Tri.

Monday. August 17th, 2015