Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp
Ngày 4-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ Thường kỳ tháng 7 năm 2014.
Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết cũng giao các cơ quan liên quan hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Nghị quyết giao Bộ Công Thương chỉ đạo đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại, nhất là đối với mặt hàng rượu, thuốc lá, phân bón; kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các lối mở qua biên giới, hoạt động tạm nhập, tái xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn khả năng phát triển; chỉ đạo sản xuất lúa gạo đảm bảo nguồn cung xuất khẩu; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai các phương án đối phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bộ Tài chính chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận, chiếm đoạt thuế, chống chuyển giá, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét tổ chức lại mô hình cửa hàng miễn thuế và khu phi thuế quan, xử lý buôn lậu qua biên giới, điều chỉnh thuế xuất thuế nhập khẩu phân bón; phối hợp với các Bộ, cơ quan tiếp tục thực hiện lộ trình và minh bạch cơ chế giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Nghị quyết cũng giao Bộ Giao thông vận tải tăng cường giám sát chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm; kiểm tra chỉ đạo, xử lý tình trạng quá tải tại một số cảng hàng hóa; phối hợp với Bộ Công an, các địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý tải trọng các phương tiện vận tải; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm soát tải trọng; bảo đảm hoạt động vận tải thông suốt, an toàn trên các tuyến đường bộ, cảng biển.
Nghị quyết cũng giao một số Bộ, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện các chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, nhà ở tránh lũ; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công; phát triển giáo dục - đào tạo; y tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân; phòng chống tội phạm, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Related news
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an TP tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thuỷ sản giống, thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là cá tầm.
Ưu đãi thấp, rủi ro dịch bệnh, đầu ra không ổn định… là những yếu tổ cản trở đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam
Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa phát hiện 2 ổ dịch bệnh lở mồm long móng với hơn 20 con bò bị nhiễm bệnh. Hiện các ổ dịch đã được khoanh vùng, không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Giống bò Barahman đỏ có trọng lượng gần 1 tấn/con trưởng thành, giá trị kinh tế cao hơn bò vàng song thời gian sinh trưởng lại như nhau.
Mô hình luân canh lúa- tôm sú đã và đang phát triển trên vùng đất nhiễm phèn, mặn ở đất Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá lâu. Hiện nay do thoái hoá giống, năng suất lúa không được cao và luôn bị sâu bệnh tấn công nhất là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.