Cánh Đồng Mẫu Lớn Tân An Luông Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP
Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Thực hiện dự án hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP ở Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015, tỉnh đầu tư hơn 366 triệu đồng thực hiện mô hình này tại ấp Nước Xoáy (xã Tân An Luông- Vũng Liêm) trên diện tích gần 30ha.
49 nông hộ tham gia thực hiện đạt 9 tiêu chí về cơ sở vật chất và 66 tiêu chí sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
So ruộng ngoài mô hình, chi phí sản xuất thấp hơn 3,8 triệu đồng/ha, năng suất bình quân cao hơn 570 kg/ha, lợi nhuận cao hơn bình quân năng suất bình quân của tỉnh hơn 7 triệu đồng/ha.
Related news
Để phát triển vùng nguyên liệu mắc ca với diện tích 22.000 ha trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ cần khoảng 3,9 triệu cây giống, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 234 tỷ đồng.
Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện là một trong số ít địa phương được đánh giá đi đầu cả nước về mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).
Vụ xoài năm nay, ở tỉnh Khánh Hòa, trong khi xoài canh nông (giống xoài chủ lực địa phương) giá bán rất thấp, thậm chí không có người mua, thì xoài Úc lại kiếm bộn tiền...
Trong tổng diện tích cà phê của cả nước (gần 650 ngàn ha) thì phần lớn là cà phê nông hộ.
Sau vụ lúa ĐX 2014-2015, thị trường tiêu thụ khó khăn, nông dân vùng ĐBSCL bán lúa không đạt lợi nhuận cao. Thế nhưng ở Sóc Trăng, người trồng lúa thơm đặc sản vẫn thắng lợi kép.