Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Trung Củng Cố, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Cây

Tập Trung Củng Cố, Nâng Cao Chất Lượng Vườn Cây
Publish date: Friday. March 7th, 2014

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên cho biết: Xác định chất lượng vườn cây là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của Công ty, đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết như hiện nay. Chất lượng vườn cây phụ thuộc vào đất trồng, cây giống, thời vụ, các biện pháp kỹ thuật... Chính vì vậy, cùng với việc mở rộng diện tích trồng mới theo kế hoạch, Công ty dồn nhân lực, vật lực cho củng cố và chăm sóc vườn cây.

Đặc thù vùng dự án phát triển cây cao su rộng, địa hình chia cắt cùng với thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất... đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trồng và chăm sóc, bảo vệ vườn cây.

Nhất là những năm trước đây, khi dự án mới bắt đầu triển khai thực hiện do không phải vùng phát triển cao su truyền thống nên chưa chủ động được cây giống nên việc trồng mới, trồng giặm hoàn toàn bằng stum trần, cộng với quãng đường vận chuyển cây giống rất xa nên tỷ lệ cây sống thấp, trồng giặm không kịp thời vụ. Bên cạnh đó, địa bàn triển khai dự án thuộc các tiểu vùng khí hậu khác nhau nên cây cao su dễ mắc một số bệnh về lá, thân và rễ.

Việc chăm sóc vườn cây chưa kịp thời dẫn đến tình trạng thực bì xâm lấn vườn cây đã hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trước thực trạng trên, Công ty đã triển khai rà soát, thống kê đo đạc diện tích cao su thực trồng theo từng ô, lô, đồi cho từng loại vườn cây và lập bản đồ cụ thể, chi tiết cho từng đơn vị để thuận lợi cho việc quản lý, chăm sóc.

Qua việc lập, vẽ sơ đồ ô, đồi đã quản lý sát thực diện tích trồng, phương pháp trồng, ngày trồng... Đó là cơ sở để Công ty đưa ra các biện pháp kỹ thuật tương ứng và phù hợp cho từng vườn cây, từng loại giống. Hàng năm, công ty tiến hành kiểm kê, đánh giá chất lượng vườn cây, xác định nguyên nhân biến động về số lượng để đưa ra biện pháp khắc phục, đồng thời thay đổi phương pháp trồng. 2 năm gần đây, thay vì trồng bằng stum trần, toàn bộ diện tích trồng mới và trồng giặm được trồng cây bầu 2 tầng lá trở lên, tạo sự đồng đều cho vườn cây và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.

Công ty đã xây dựng các vườn ươm bầu tầng lá nhằm chủ động về cây giống, cơ cấu giống phục vụ trồng mới và trồng giặm; xây dựng hệ thống vườn ươm giống tại các đơn vị sản xuất, đảm bảo 100% cây giống phục vụ trồng mới, trồng giặm đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Công ty định kỳ tổ chức hội thảo kỹ thuật tại các nông trường, đơn vị nhằm trao đổi, nâng cao kiến thức cho cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất. Trước mỗi đợt bón phân hoặc trồng mới đều tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, người lao động trên thực địa.

Thực hiện nghiêm túc quy trình bón phân thúc cho vườn cây theo tiêu chí “3 đúng” (đúng thời vụ, đúng đối tượng và đúng định lượng); cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, giám sát cụ thể đến từng ô, lô, đồi. Đặc biệt, đối với vườn cây yếu kém, cây trồng giặm và những vườn cây trồng trên diện tích đất bạc màu, Công ty áp dụng biện pháp chăm sóc kỹ thuật đặc biệt, đó là tiến hành bón phân qua lá, bổ sung phân bón sinh học để tăng cường hệ vi sinh vật cho đất.

Đồng thời tiến hành tấp ủ toàn bộ số cây trồng mới, cây trồng giặm bằng màng phủ PE kết hợp bổ sung phân vi sinh; ủ gốc bằng thực bì để đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền người dân cùng bảo vệ; xây dựng hệ thống hàng rào, hạn chế thấp nhất tình trạng gia súc xâm hại vườn cây...

Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, đến nay vườn cây đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được củng cố kịp thời, sinh trưởng tốt.


Related news

Quảng Ninh Quảng Ninh "Sốt" Ốc Mút Các Huyện Miền Đông

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Tuesday. January 27th, 2015
Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tuesday. January 27th, 2015
Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Tuesday. January 27th, 2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Tuesday. January 27th, 2015
Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Với Tôm Thẻ Chân Trắng Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Với Tôm Thẻ Chân Trắng

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

Tuesday. January 27th, 2015