Tăng Hiệu Quả Bắp Luân Canh Trên Đất Lúa

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.
Cây bắp lai lấy hạt cho chăn nuôi là cây cho năng suất cao nên ‘‘phàm ăn’’ và có thể hấp thu lượng phân lớn. Tuy nhiên việc bón cho bắp phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế nên mức khuyến cáo phân bón là (150 - 180kg N) + (70 – 100kg P2O5) + (30 – 90kg K2O)/ha. Nếu muốn đạt năng suất cao hơn, mức phân bón có thể tăng như sau: (200 - 300kg N) + (150 - 200kg P2O5) + (100kg K2O)/ha. Cần bón cân đối phân NPK, bón đủ, bón đúng.
Phương pháp bón: Nếu sử dụng phân đơn thì chia làm 4 lần bón. Lần 1 bón lót toàn bộ phân hữu cơ (từ 8 - 10 tấn/ha nếu có) + phân lân ngay sau khi gieo hạt. Lần 2 bón ¼ lượng đạm + ½ lượng kali vào lúc 12 - 15 ngày sau gieo (NSG). Lần 3 bón ½ đạm + ½ kali vào giai đoạn 30 - 35 NSG và lần 4 bón ¼ lượng đạm còn lại vào 50 NSG.
Nếu sử dụng phân hỗn hợp thì chia làm 3 lần bón sau khi đã tính toán ra số lượng phân nguyên chất tương ứng. Lần 1 bón ¼ lượng N + ½ lượng P2O5+ ½ lượng K2O lúc 10 – 12 NSG. Lần 2 bón ½ lượng N + ½ lượng P2O5 + ½ lượng K2O lúc 30 - 32 NSG. Lần 3 bón ¼ lượng N còn lại lúc 50 NSG.
Đối với bắp nếp (dùng cho người) thì lượng phân bón như sau:
Bón lót: 700 kg/ha phân NPK(5-10-3). Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5 - 7 lá): 250kg phân NPK (12-5-10) + 40 - 50kg đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc. Bón thúc lần 2 (giai đoạn sắp trổ cờ): 220kg phân NPK (12-5-10) + 30 - 40kg kali, kết hợp xới, vun gốc chống đổ.
Nếu dùng phân đơn thì bón phân hữu cơ từ 8 - 10 tấn + urê 200 – 250kg + super lân 450 - 500kg + kali 100 – 150kg cho 1ha. Bón lót (lúc làm đất) toàn bộ phân hữu cơ + phân lân + 20% urê. Bón thúc lần 1 (10 NSG): 30% urê + 40% kali. Bón thúc lần 2 (20 NSG): 50% urê + 50% kali. Bón thúc lần 3 (35 - 40 NSG) toàn bộ lượng phân còn lại.
Để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón, phân lân nên rải đều khắp ruộng, đạm và kali rải theo hàng kết hợp lúc vun gốc và tưới nước. Ngoài ra nên cuốc chôn phân sát theo hàng bắp để chống rửa trôi và bốc hơi. Có thể bón bằng máy dúi phân hiện đang có sẵn trên thị trường dùng cho bắp và cây đậu nành.
Related news

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.

Rắn ri tượng là loài thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nhận thấy được điều đó, để có nguồn cung ổn định cho thị trường, nhiều hộ dân ở huyện Thới Bình đã phát triển mô hình nuôi rắn ri tượng thương phẩm và sản xuất rắn ri tượng giống. Điển hình là mô hình của ông Lê Văn Thắng, ở ấp 6, xã Tân Lộc Đông.

Trước việc một số diện tích lúa ĐX cấy giống BC15 bị hiện tượng lép hạt, gây thiệt hại đáng kể cho một số tỉnh phía Bắc, ngày 21/5, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã có cuộc họp cùng các nhà khoa học và các địa phương tìm rõ nguyên nhân và bàn các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho nông dân thiệt hại.

Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn nuôi gà theo hướng thả vườn bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.