Tăng cường đưa các sản phẩm thủy sản vào siêu thị

Đối với các loài cá biển nuôi lồng bè gồm có: cá giò (cá bớp), cá chẽm (cá vược), cá mú (cá song) và cá chim vây vàng.
Các loài cá biển trên nuôi chủ yếu tại TP.
Vũng Tàu, có sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 1.400 tấn, sản lượng có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng từ 100 - 300 tấn/năm.
Đối với các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ gồm hàu cửa sông và hàu Thái Bình Dương, hiện được nuôi nhiều tại địa phương, sản lượng bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 11.000 tấn/năm, ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 3.000 tấn/năm.
Các loài tôm nước lợ gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi ổn định tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh với diện tích khoảng 3.900ha, trong đó tôm nuôi thâm canh là 886,7ha, sản lượng hàng năm bình quân cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 4.600 tấn.
Ước tính có thể cung cấp ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh khoảng 300 - 600 tấn/năm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số loài thủy sản nước ngọt truyền thống như cá trắm, trôi, chép, mè, rô phi, các loài thủy đặc sản như ba ba, lươn, ếch...
có sản lượng tương đối lớn, hàng năm có thể cung cấp sản lượng ổn định vào hệ thống phân phối của tỉnh.
Related news

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.

Theo chị Trinh, với mức giá tầm 10.000 đ/kg thì người trồng chanh có lời. Tuy nhiên, hiện đang vào mùa nghịch, lượng chanh rất ít. “Nhà tôi trồng 8 công, khoảng 1 tháng hái bán 1 lần, chỉ khoảng 2 tấn”- chị Trinh cho biết.

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.