Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tăng cường cân bằng vi sinh không kháng sinh

Tăng cường cân bằng vi sinh không kháng sinh
Author: TS. Rob Te Biesebeke
Publish date: Wednesday. July 4th, 2018

Kháng kháng sinh là cơ chế chống lại kháng sinh của vi sinh vật. Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng do thuốc có thể gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu ngang tầm với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Kháng kháng sinh lan rộng thông qua các hình thức du lịch, chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở y tế, thông qua thương mại lương thực và vật nuôi.

Kháng kháng sinh tại Việt Nam

Đây là một thách thức kinh tế toàn cầu quan trọng và là một thách thức xã hội mà các quốc gia hoặc các cơ quan không thể giải quyết được. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến khích không sử dụng kháng sinh, làm tăng sự gia tăng trọng lượng ở gà do nguy cơ lan rộng của kháng kháng sinh. Việc cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đòi hỏi phải có sự thay đổi tất yếu trong phương pháp chăn nuôi, nhằm chống lại sự phát triển của dịch bệnh và cân bằng vi sinh vật trong đường ruột của gà để tối ưu hóa lợi nhuận.

Bệnh lây truyền qua thực phẩm là bệnh nhiễm trùng do con người truyền qua thực phẩm ăn vào và do các mầm bệnh sẵn có trong động vật. Tại Việt Nam, các dịch bệnh bùng phát qua thực phẩm đều được thông báo lên website của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y Tế) (http://vfa.gov.vn). Việt Nam có trên 93 triệu người, trải rộng khắp 63 tỉnh với khoảng 6,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Kháng sinh kháng thuốc là hiện tượng tự nhiên và tích luỹ nhiều yếu tố, bao gồm việc sử dụng thuốc chống vi khuẩn trên người và động vật cũng như các thực hành kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát nhiễm khuẩn kém. 

Lợi ích của vi sinh vật

Thực phẩm và dinh dưỡng là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con người và động vật. Thức ăn mà sinh vật sống tiêu thụ không chỉ phục vụ cho các bộ phận trên cơ thể mà còn phân phối đến một cộng đồng vi sinh vật đa dạng cư trú trong đường tiêu hóa. Mối quan hệ giữa các sinh vật có xương sống với vi sinh vật kí sinh thậm chí còn mật thiết hơn. Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, có một sự thật đã trở nên rõ ràng rằng các vi sinh vật góp một phần vào sự phát triển của hệ thống miễn dịch, trí tuệ cũng như hình thành nên một cá thể sống khoẻ mạnh. Một sinh vật gây bệnh tự nhiên cư trú trong dạ dày và hệ thống đường ruột khi gặp môi trường thuận lợi nó có thể gây hại cho vật chủ. Ví dụ như nhiểm khuẩn huyết, một bệnh truyền nhiễm phổ biến trên gia cầm thông qua đường uống hoặc hít phải. Bệnh này do Escherichia coli gây ra, vi khuẩn này xuất hiện trên toàn cầu và gây xác suất tử vong từ 5 - 20% tuỳ từng ca nhiễm.

Trong một số trường hợp xấu, gà có thể bị ốm, dẫn tới khả năng sinh sản kém đi. Qua đó tạo ra một môi trường không hợp vệ sinh cho thế hệ gà tiếp theo, do đó tạo cơ hội tái phát mầm bệnh nhiễm trùng. Điều này dẫn đến khả năng tăng trọng thấp, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn không hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dạ dày và hệ thống đường ruột trên gà nhiễm bệnh, dẫn đến thức ăn không tiêu hoá và không hấp thụ chất lỏng, chất điện phân và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống và phát triển.

Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường với sự chăm sóc và nuôi dưỡng hợp vệ sinh, gà sẽ phát triển một hệ thực vật vi lượng ổn định trong đường tiêu hoá giúp cho tăng trưởng và tối ưu hóa khả năng phát triển. Trong những trường hợp này, hệ thực vật vi mô có đủ thời gian để tự phát triển bên trong vật chủ, giúp củng cố hệ thống miễn nhiễm của vật chủ nhằm bảo vệ gà chống lại các mầm bệnh nguy hiểm.

Sự cân bằng của vi sinh

Để cân bằng hệ thực vật vi khuẩn cần hình dung ra các giai đoạn phát triển của phôi gà: bên trong vỏ trứng có một môi trường được coi là vô trùng. Trong một số trường hợp ngoại lệ, môi trường sẽ được bảo vệ ngay lập tức bằng các hoạt động của enzyme chống vi khuẩn trong trứng gà tự nhiên (lysozyme và ovotransferrin) trong trứng. Các enzyme này diễn ra các hoạt động chống lại các loài vi khuẩn, cho phép phôi gà phát triển an toàn, không có sự can thiệp nào của việc nhiễm khuẩn. Một khi tất cả các chất dinh dưỡng được tiêu thụ trong trứng, gà sẽ phá vỡ vỏ trứng và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều quan trọng nhất là môi trường này phải thực sự “thân thiện” vì nó được coi là một hệ thống miễn dịch không hoàn chỉnh của gà con, có khả năng kháng bệnh hoặc chống lại vi khuẩn gây bệnh. Kể từ khi hệ tiêu hoá của “gà sơ sinh” trong điều kiện vô trùng, gà sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn tiếp xúc với vi khuẩn để thích nghi với hệ miễn dịch đang phát triển.

Với lý do này, điều kiện “ấp nở” là vô cùng quan trọng và chính môi trường “thù địch” sẽ giúp gà phát triển một cách hiệu quả nhất. Cũng cần lưu ý rằng ở giai đoạn phát triển này, enzyme lysozyme hoặc ovotransferrin chỉ tác động khi được sản sinh ra từ gà. Cách bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh tật là việc gà tự phát triển và bảo vệ mình khi đang chứa một hệ vi sinh vật dạ dày đa dạng và cân bằng.

Thông thường các vi sinh vật có thể được tìm thấy trong thức ăn chăn nuôi và rác thải được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy rằng sự hiện diện của một loạt các quần thể sinh vật trong dạ dày của gà đều có tác động tốt đối với vật chủ. Ví dụ như khả năng làm giảm thiểu các nhu cầu cần thiết với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hoặc tiêm chủng của một loài gà có thể làm giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens gây ra.

Sự cân bằng được thông qua bằng các phương pháp chăn nuôi tinh chế và phụ thuộc vào chuyên môn của những người nuôi gia cầm. Các phương pháp chăn nuôi quy mô lớn hiện nay với các giống gà nhập khẩu được quyết định bởi lượng thịt sẽ sản xuất được tương ứng với lượng dinh dưỡng cung cấp cho đàn gà. Có những giống gà có thể tăng thêm 2 kg trọng lượng trong vòng từ 6 - 8 tuần. Các phương thức chăn nuôi gà tập trung với một số giống đã chọn đều ẩn chứa nhiều nguy cơ nghiêm trọng về phúc lợi động vật do bệnh lây lan nhanh chóng qua đàn, cấy lông và ăn thịt đồng loại là các phương pháp phổ biến khi đem so với các biện pháp chăn nuôi giống gà nội. Hậu quả là tỷ lệ tử vong cao hơn và các can thiệp kháng sinh là điều không thể tránh khỏi đối việc nuôi gà với mật độ cao.

Áp dụng thành công?

Chìa khoá thành công trong việc hạn chế kháng sinh sử dụng trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm nằm ở việc kiểm soát tốt hơn môi trường trong quá trình nuôi bằng cách áp dụng các biện pháp vệ sinh có tổ chức và sử dụng thức ăn chất lượng cao để duy trì năng suất của đàn. Tiếp đến là phụ gia thức ăn, mặc dù không phải chất dinh dưỡng theo định nghĩa nhưng là một thành phần quan trọng cần phải được đưa vào khẩu phần ăn cho gia cầm để cải thiện sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, kế hoạch dinh dưỡng đóng một vai trò lớn đảm bảo rằng gà được bảo vệ tốt trong thời gian nuôi và sản xuất thông qua cân bằng vi sinh. Yếu tố cuối cùng: sự đa dạng của các vi sinh vật trong đường tiêu hoá là rất quan trọng đối với sức khoẻ của gà, đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lợi nhuận của các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm.


Related news

Kỹ thuật trồng bồ công anh vừa trang trí nhà cửa vừa làm thuốc quý Kỹ thuật trồng bồ công anh vừa trang trí nhà cửa vừa làm thuốc quý

Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, trang trí sân vườn thi cây bồ công anh còn có tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ

Tuesday. July 3rd, 2018
Chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” Chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm”

Chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” có thực sự nâng cao độ đạm?

Wednesday. July 4th, 2018
Ngành trứng gia cầm Nhật Bản hội nhập Ngành trứng gia cầm Nhật Bản hội nhập

Do đặc thù đất đai canh tác và điều kiện khí hậu mà ngành sản xuất trứng gia cầm của Nhật Bản vẫn duy trì phương thức truyền thống.

Wednesday. July 4th, 2018