Ngành trứng gia cầm Nhật Bản hội nhập
Do đặc thù đất đai canh tác và điều kiện khí hậu mà ngành sản xuất trứng gia cầm của Nhật Bản vẫn duy trì phương thức truyền thống. Tuy nhiên, các hãng sản xuất gia cầm tại Nhật Bản vẫn đang nỗ lực thay đổi để bắt kịp xu hướng sản xuất mới trên toàn cầu.
Hệ thống Aviary. Ảnh: Modern Farmer
Thiếu đột phá
Đặc thù của ngành sản xuất trứng gia cầm Nhật Bản là khả năng tự cung tự cấp với một thị trường ổn định, sản phẩm chất lượng hảo hạng và phần lớn sản xuất nội địa. Điều này có nghĩa, trên thị trường này hiếm khi xuất hiện trứng gà “ngoại”.
Nhiều hãng sản xuất trứng tại Nhật Bản chỉ nhắm vào một số loại sản phẩm trứng gà cao cấp như giàu vitamin hoặc khoáng chất selenium; một số khác lại chú trọng vào chế độ ăn đặc biệt cho gà mái để tạo ra các sản phẩm trứng khác biệt như vỏ đốm hoặc lòng đỏ có màu sáng hơn. Ngoài các loại trứng dành cho thị trường cao cấp, thì trứng tiêu dùng hàng ngày phần lớn là trứng vỏ trắng, chỉ 25 - 30% có màu nâu và khoảng 10% nâu nhạt - theo Kensuke Nishikoji, Công ty Nabel - hãng sản xuất máy phân loại và đóng gói trứng gà tại Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, gà mái chủ yếu được nuôi với số lượng lớn trong lồng. Đây là mô hình nuôi gà truyền thống của người Nhật từ xưa. Gà nuôi thả tự do tại Nhật Bản chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Khi ngành gia cầm trên toàn thế giới đang chạy đua theo các mô hình nuôi gà hữu cơ và gần gũi thiên nhiên, thì người Nhật vẫn giữ nguyên cách chăn nuôi truyền thống. Tập quán chăn nuôi này khó thay đổi theo xu thế toàn cầu vì diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp nên bản thân người chăn nuôi dù rất muốn nhưng cũng khó chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang nuôi thả tự do.
Không ít hãng kinh doanh trứng gia cầm tại Nhật Bản cũng tỏ ra lo ngại thị hiếu người tiêu dùng có thể thay đổi trong một vài năm tới, đặc biệt là những người sống và học tập ở nước ngoài - nơi vẫn luôn đề cao phúc lợi động vật.
Nỗ lực thay đổi
Không thể đi ngược lại xu hướng chăn nuôi đảm bảo phúc lợi toàn cầu trên toàn thế giới, nhiều người chăn nuôi tại Nhật Bản đã và đang nỗ lực thay đổi. Điển hình là cơ sở nuôi gia cầm Amuse Co của ông Yasuo Akagi ở Honshu, miền Nam Nhật Bản. Từ một trại giống, cách đây 8 năm, gia đình ông Akagi đã mua thêm cơ sở đóng gói và chuyển sang sản xuất trứng gà. Tới nay, trang trại của ông 2,5 triệu gà mái và đang xây dựng cơ sở sản xuất trứng lỏng; đồng thời nghiên cứu tính khả thi của hệ thống lồng Aviary (gà được tự do di chuyển lên xuống nhiều bậc và chạy quanh khu vực đẻ trứng ở bên trong trại nuôi). Riêng khâu rửa và vệ sinh trứng được đặt lên hàng đầu theo những quy chuẩn nghiêm ngặt nhất vì trứng tươi sống là món ăn phổ biến ở Nhật Bản.
Nhiều trang trại tại Nhật vẫn duy trì phương thức nuôi truyền thống do diện tích hạn hẹp và điều kiện khí hậu bất lợi
Người chăn nuôi tại Mỹ đặt ra cột mốc năm 2025 cho hầu hết các sản phẩm trứng chuyển sang nguồn gốc chăn thả tự do. Tôi cùng kỳ vọng xu hướng chăn nuôi tích cực này sẽ lan nhanh tới Nhật Bản trong thời gian tới, ông Akagi chia sẻ. Tuy nhiên, chuyển đổi mô hình chăn nuôi không dễ thực hiện một sớm một chiều. Với trang trại của mình, ông Akagi cho rằng thời gian nghiên cứu, đánh giá cho việc chuyển đổi mô hình nuôi sẽ mất ít nhất 5 năm. Châu Âu là một bài học lớn cho sự vội vàng khi năm 2012 rất nhiều hộ nuôi lắp đặt hệ thống lồng truyền thống (enriched); nhưng tới nay lại chuyển sang hệ thống Aviary.
Thực tế, nhiệt độ và độ ẩm cao tại Nhật Bản sẽ khiến người nuôi rất khó kiểm soát dịch bệnh. Chưa kể hệ thống Aviary sẽ tốn kém lao động hơn trong việc thu gom trứng và xác gia cầm chết. Ông Akagi chia sẻ: trong 5 năm tới, tôi sẽ trực tiếp tham khảo ý kiến người lao động trong trang trại. Nếu họ chấp nhận làm thêm việc, tôi sẽ đầu tư hệ thống Aviary. Nếu họ chưa sẵn sàng, tôi sẽ duy trì hệ thống theo cách thức truyền thống.
Một số nông dân khác như anh Hirano Koji, trại gia cầm Yamato Egg cũng đang đắn đo suy nghĩ tới việc đầu tư gần 1 triệu USD để nâng cấp mô hình chuồng trại mới. Ngoài ra, anh cũng lo lắng hệ thống nuôi thả tự do (cage free) sẽ khó đạt hiệu quả cao tại Nhật Bản do trời nóng ẩm vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông. Giả sử người chăn nuôi hào hứng với các mô hình của phương Tây, thì sẽ rất khó tăng giá bán trứng đủ để bù lại chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại. Anh cho biết, giá trứng gia cầm trên thị trường Nhật Bản vẫn duy trì ổn định suốt 20 năm qua.
Với anh Koji, thì nguồn cung lao động là áp lực lớn. Chính phủ Nhật Bản đang thắt chặt việc nhập cư nên các trang trại luôn rơi vào tình trạng thiếu nhân công. Hiện, trang trại nuôi 180.000 con gà của anh Koji chỉ có 15 công nhân, 7 người Nhật, còn lại là Trung Quốc.
Tuy nhiên, là một thành viên của Ủy ban Trứng gia cầm quốc tế (IEC), ông Akagi cho rằng nhiều người nuôi gia cầm tại Nhật Bản vẫn đang cập nhật những xu hướng chăn nuôi mới trên thế giới. Thị trường trứng gia cầm các nước phương tây đang thay đổi theo hướng phúc lợi động vật, bền vững, thân thiện môi trường và sẽ có ngày thị trường trứng gia cầm Nhật Bản cũng thay đổi theo xu hướng tích cực này.
Số lượng gà mái đẻ của Nhật Bản hiện nay gần đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của 120 người tiêu dùng trên cả nước với mức tiêu thụ bình quân theo đầu người đạt gần 1 trứng/ngày.
Related news
Cải mầm đá có lẽ là cái tên khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại rau này lại có nhiều tác dụng như bồi bổ xương khớp
Ngoài việc được dùng làm thực phẩm, trang trí sân vườn thi cây bồ công anh còn có tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ
Chất cyanuric acide, dicyandiamide và ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” có thực sự nâng cao độ đạm?