Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì
Dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Tây Ninh, ông Tạ Châu Lâm- Chủ tịch UBND huyện Tân Châu và đại diện Hội nông dân các xã, thị trấn.
Tân Châu là huyện có diện tích và sản lượng khoai mì cao, nhưng đến nay phương pháp thu hoạch khoai mì đều được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa vào nhân công lao động. Quá trình thu hoạch củ cho công suất thấp, tỷ lệ thu hoạch củ mì đạt khoảng 85 - 90%, lượng củ thất thoát khoảng 10 đến 15%.
Hiện nay công lao động nông thôn ngày càng khan hiếm, chi phí nhân công càng cao, làm giảm thu nhập của người trồng mì. Được sự động viên, khuyến khích của UBND huyện Tân Châu và Hội nông dân huyện, ông Trần Quốc Hải đã nghiên cứu và đầu tư chế tạo máy thu hoạch củ mì.
Đề tài đã được UBND huyện Tân Châu ký quyết định triển khai vào năm 2013. Năm 2014, kết cấu máy thu hoạch mì đã cơ bản hoàn chỉnh, gồm các bộ phận chính như: Dao chặt cây mì, thiết bị đào củ mì... với công suất thiết kế 0,5 ha/giờ.
Ông Trần Quốc Hải đã tổ chức vận hành thực nghiệm máy thu hoạch củ mì ngoài đồng ruộng. Quy trình vận hành máy thu hoạch củ khoai mì gồm 2 công đoạn: Chặt cây mì và đào củ mì.
Củ mì sau khi đào được giũ hết đất và sắp theo hàng để công nhân chặt củ mì ra khỏi gốc, sau đó thu gom chuyển lên xe vận tải. Còn cây mì sau khi chặt được cày vùi lấp để làm phân.
Chiếc máy thu hoạch củ mì do ông Hải chế tạo.
Qua xem xét thực tế máy thu hoạch củ mì hoạt động thực nghiệm trên rẫy mì, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ phát biểu nhận xét: Máy thu hoạch củ mì đã đạt các yêu cầu mục tiêu đề ra, máy đạt năng suất cao, giảm nhẹ sức lao động cho con người, giảm thất thoát và tăng thu nhập cho người trồng mì.
Tuy nhiên, cũng có các ý kiến đóng góp cần bổ sung, điều chỉnh thêm vài tính năng để máy được hoàn chỉnh hơn, sớm nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong thu hoạch nông sản cho nông dân.
Related news
Trong vụ bưởi tết năm nay, nhiều vườn bưởi Năm Roi ở huyện Châu Thành nói chung và câu lạc bộ (CLB) bưởi tạo hình hồ lô ở xã Phú Tân nói riêng, không khỏi lo lắng khi trái non bị rụng ngay từ đầu vụ. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất mùa, đồng nghĩa với thu nhập trong dịp tết của nhiều nhà vườn cũng giảm theo.
Mặc dù mùa thu hoạch mía 2014-2015 vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, tranh thủ nước rút, hiện những khu vực nằm trong đê bao chống lũ hoặc nơi có bờ liếp cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang tất bật xuống giống cho niên vụ mía 2015-2016. Theo đó, niên vụ mía năm nay, ngành chức năng địa phương và người dân có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống và diện tích.
Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư của các chương trình, dự án; sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, MTTQ, Hội Nông dân thị xã Phú Thọ đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Hội nghị thông qua quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trọng điểm, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong vụ chiêm xuân, đặc biệt chú ý tới phương án mở rộng diện tích lúa J02 trên địa bàn huyện. Vụ chiêm xuân này huyện Thanh Ba dự kiến sẽ mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02 ra 25 xã với khoảng 850ha, đến nay các xã đã đăng ký trên 520ha.