Home / Tin tức / Tin thủy sản

Tại sao Covid khiến cho việc áp dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ diễn ra

Tại sao Covid khiến cho việc áp dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ diễn ra
Author: 2LUA.VN biên dịch
Publish date: Wednesday. December 23rd, 2020

Trong phần đầu tiên của se-ri mới, Rajamanohar Somasundaram (người sáng lập kim Giám đốc điều hành của Aquaconnect*) đã phản ánh về một năm đầy thách thức đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ, nhưng điều này đã củng cố tình hình tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất cá và tôm.

Rajamanohar Somasundaram - người sáng lập kim Giám đốc điều hành của Aquaconnect tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Tác giả đến thăm Bharat Marines Aqua Farm, Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: Aquaconnect

Nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc và quốc gia này hiện đang là nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai trên thế giới. Ấn Độ sản xuất khoảng 9 triệu tấn cá nước ngọt và 0.8 triệu tấn tôm trong năm 2019, thuê mướn khoảng 10 triệu nhân công. Khoảng 12.8% tổng lượng protein động vật được tiêu thụ ở Ấn Độ đến từ cá nước ngọt.

Cá và tôm nuôi tạo ra 16 tỷ đô la trong năm 2019. Ngành công nghiệp tôm trị giá 5 tỷ đô la được thúc đẩy bởi xuất khẩu, còn ngành công nghiệp cá nuôi trị giá 11 tỷ đô la được thúc đẩy bởi tiêu thụ nội địa. Mặc dù là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai thế giới nhưng thị trường này được thúc đẩy một cách khá truyền thống với quá trình giá trị gia tăng không đáng kể.

Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển nhanh hơn bất kỳ lĩnh vực sản xuất thực phẩm chính nào khác. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng xấu đến tiến độ phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ và làm gián đoạn chuỗi giá trị trên thị trường nội địa và thị trường toàn cầu. Điều này dẫn đến giảm nhu cầu từ các nhà chế biến và giá nông sản bị hạ xuống 20-30 phần trăm. Sự kết hợp này đã tạo ra sự khủng hoảng cho người nông dân và vì họ đổ xô thu hoạch cá và tôm nên nông sản đã tràn ngập thị trường vào thời điểm nhu cầu thấp vào tháng 3 và tháng 4. Chính phủ Andhra Pradesh đã can thiệp để hỗ trợ nông dân bằng cách đưa ra mức giá tối thiểu và miễn trừ các hoạt động có liên quan đến nuôi trồng thủy sản khỏi tình trạng bị đóng cửa. Mặc dù đây chỉ là một vài hoạt động cứu trợ nhưng điều này đã đưa ngành công nghiệp quay trở lại với tiến trình tự nhiên của nó.

Covid lây truyền dữ dội vào tháng 3, đây là thời điểm cao điểm để thả tôm theo truyền thống. Tuy nhiên, do nhu cầu thấp và giá bán tại trang trại thấp đã làm giảm đáng kể số lượng thả nuôi vụ mùa hè và một số dự đoán cho rằng sản lượng tôm của cả nước sẽ giảm 40% (từ 800,000 tấn còn 500,000 tấn) trong năm nay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy rằng ngành tôm Ấn Độ có thể bị thua lỗ nặng nề.

Covid-19 không chỉ đã ảnh hưởng đến khối lượng sản xuất mà còn ảnh hưởng đến mỗi hợp phần của chuỗi giá trị. Điều này đã tạo cơ hội kịp thời cho ngành công nghiệp xem xét lại các biện pháp sản xuất, cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ và khuôn khổ thị trường.

Các vấn đề chính cần giải quyết là sự phổ biến của các phương thức canh tác không khoa học, công nghệ nghèo nàn và sự phụ thuộc quá mức gây mất cân xứng (của thị trường tôm) vào xuất khẩu chiếm hơn 90% doanh thu. Điều này khiến ngành công nghiệp dễ bị bất lợi hơn trước các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid hoành hành và gây áp lực lớn hơn lên những người nông dân cũng như sinh kế của họ. Thậm chí là một thay đổi nhỏ đối với thị trường xuất khẩu cũng phản ánh lên giá bán tại trang trại của các trang trại ở Ấn Độ.

Covid đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn lĩnh vực và chúng tôi tin tưởng rằng sự chuyển đổi kỹ thuật số tích cực của chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ được phục hồi hơn. Để mang lại khả năng phục hồi như vậy thì chúng ta nên bắt đầu bằng cách làm cho các thành phần trong ngành đủ mạnh mẽ để chống chọi lại những biến động nhỏ.

Nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn thì tất cả các rủi ro đều tập trung vào những người sản xuất, phương pháp sản xuất và thị trường. Để làm cho ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ có khả năng phục hồi thì nơi khởi đầu là làm cho ba thành phần này có khả năng chống chịu. Đó là nơi tôi đề xuất mô hình 3R-PPM, (Người sản xuất, Phương pháp sản xuất và Thị trường) như một giải pháp để chuyển đổi ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ.

Các thành phần của mô hình 3R-PPM

Những nhà sản xuất kiên cường

Việc tiếp cận tài chính và bảo hiểm chính thức bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc vào loại hình cho vay không chính thức và tạo hồ sơ tín dụng cho người nông dân.

Chia sẻ nền tảng/ nguồn cung ứng cộng đồng - chia sẻ các công cụ nông nghiệp chi phí cao tạo thành một cộng đồng để làm cho ngành công nghệ có thể tiếp cận và có giá cả phải chăng.

Động lực tại các thị trường mới nổi: tạo ra các kênh thượng nguồn và hạ nguồn hiệu quả, khả năng tiếp cận kiến thức kỹ thuật, tăng cường chuỗi giá trị sau thu hoạch.

Tạo ra sinh kế bền vững bằng cách khuyến khích khởi nghiệp, tạo cơ hội việc làm và hòa nhập giới tính.

Những phương pháp sản xuất phục hồi

Khả năng cảm nhận vấn đề và phân tích thời gian thực chuyển đổi từ trí thông minh sơ khai sang trí tuệ nhân tạo.

Thực hành đóng gói (PoP) là các phương pháp khoa học hướng dẫn nông dân từ khi thả giống đến khi thu hoạch để đạt được hiệu quả sản xuất và áp dụng bền vững.

Việc áp dụng công nghệ theo quy định nhận thức, đào tạo và khả năng chi trả của các nền tảng công nghệ và tạo điều kiện cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Thị trường phục hồi

Thúc đẩy tiêu thụ nội địa tạo ra thị trường phục hồi bằng cách thúc đẩy tiêu dùng nội địa ở các vùng không phải vùng ven biển, giảm sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu.

Chuyển dịch theo hướng giá trị gia tăng là chuyển dịch từ khi chỉ là một nhà sản xuất thô sang các bên có giá trị gia tăng bằng cách tập trung nhiều vào các sản phẩm có giá trị gia tăng ở thị trường xuất khẩu.

Đẩy mạnh thương mại điện tử bằng cách sáng tạo và quảng bá tôm cá thông qua thương mại điện tử và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Tăng cường chuỗi giá trị hạ nguồn (bao gồm cả chuỗi truy xuất nguồn gốc và kho lạnh).

Các chiến lược cải tiến này nên được áp dụng trong toàn ngành một cách cân bằng từ việc chuyển đổi phương pháp sản xuất sang xác định lại chuỗi giá trị. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi sản lượng trong 5 năm. Để tuyên truyền từ giai đoạn hiện tại, ngành nên thực hiện cách tiếp cận toàn diện 360 độ để giải quyết từng tiểu thành phần được liệt kê. Những thành phần này gắn liền với triển vọng của ngành và thúc đẩy toàn bộ ngành hướng tới sự bền vững. Để đương đầu với sự biến đổi thình lình như vậy cần có sự nỗ lực từ phía hệ thống chính trị, các tổ chức tư nhân, liên minh của người nông dân và FPOs, các công ty tư nhân, các công ty khởi nghiệp và các nhà hoạch định chính sách để hợp tác cùng nhau. Mô hình 3R-PPM có thể trao quyền cho các bên liên quan trong ngành thông qua công nghệ và đặt nền tảng kiên cố cho sự phát triển bền vững của ngành.

* Aquaconnect là một phần của danh mục đầu tư của Hatch nhưng tờ The Fish Site vẫn giữ sự độc lập về mảng biên tập.


Related news

Kết hợp Nano thế hệ mới để hấp thụ độc tố thức ăn thủy sản Kết hợp Nano thế hệ mới để hấp thụ độc tố thức ăn thủy sản

Kết hợp các hạt nano đồng (CuNPs), hạt nano nhôm silicat natri ngậm nước (NPsHSCAS) hấp thụ độc tố trong thức ăn, duy trì hiệu suất tăng trưởng tối ưu.

Friday. December 18th, 2020
Chứng nhận ASC cho ngao Meretrix Lyrata của Việt Nam Chứng nhận ASC cho ngao Meretrix Lyrata của Việt Nam

Các sản phẩm ngao Meretrix Lyrata của Việt Nam được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng và được các nước đánh giá cao về chất lượng.

Monday. December 21st, 2020
Chiến lược điều trị mới đối với bệnh lỵ amip có thể cách mạng hóa phương pháp điều trị Chiến lược điều trị mới đối với bệnh lỵ amip có thể cách mạng hóa phương pháp điều trị

Chiến lược điều trị mới đối với bệnh lỵ amip có thể cách mạng hóa phương pháp điều trị nhiễm trùng ký sinh ở người

Wednesday. December 23rd, 2020