Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Diễn Tình Trạng Mất Trộm Trâu Bò

Tái Diễn Tình Trạng Mất Trộm Trâu Bò
Publish date: Tuesday. September 23rd, 2014

Gần đây, trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục tái diễn tình trạng trộm cắp trâu bò ở một số vùng nông thôn, nhất là tại các huyện miền núi, biên giới, làm cho các gia đình nghèo vốn “một nắng, hai sương”, nay lại phải sống trong tâm trạng bất an vì tài sản có giá trị lớn của gia đình là những con trâu, con bò chăn thả trên đồng luôn bị kẻ gian rình rập trộm cắp.

Trước đây, tại huyện Tịnh Biên cũng đã từng xảy ra tình trạng trộm cắp trâu bò của người dân. Bọn tội phạm này rất liều lĩnh, sau khi trộm cắp chúng dắt trâu bò đến khu vực vắng vẻ xẻ thịt nhưng chỉ lấy những gì có giá trị mang đi tiêu thụ, còn những phần không có giá trị chúng bỏ lại khiến người dân vùng nông thôn rất đau xót và hoang mang.

Sau đó, lực lượng Công an đã nhanh chóng vào cuộc, một số đối tượng bị bắt giữ nên nạn trộm cắp trâu bò tạm thời lắng dịu. Thế nhưng, tình trạng trộm cắp trâu bò lại nổi lên gần đây, gây hoang mang và bức xúc trong dư luận.

Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 8-8-2014, do không có tiền tiêu xài, đối tượng Chau Sai (tự Danl, sinh năm 1987, ngụ xã An Tức, Tri Tôn) đến khu vực ấp Trung An, xã Lê Trì thì phát hiện đàn bò của chị Cao Thị Cẩm Thúy đang ăn cỏ trên đồng.

Quan sát thấy không có người trông coi, Sai mở dây rồi dẫn con bò trị giá gần 24 triệu đồng của chị Thúy đi về hướng xã Lê Trì. Do địa điểm thả bò cách nhà không xa nên chị Thúy phát hiện, tri hô và báo cho Công an xã Lê Trì truy đuổi, bắt giữ đối tượng. Trước đó không lâu, đối tượng Chau Tôn (sinh năm 1976) đến chuồng bò của ông Chau Tuch (ngụ xã Núi Tô, Tri Tôn) cắt cửa chuồng trộm được 1 con bò, rồi thuê xe tải chở đi tiêu thụ.

Qua những vụ mất trộm trâu bò xảy ra trên địa bàn cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng này thường tìm đến các khu vực chăn thả trâu bò và người dân lơ là, mất cảnh giác trong việc trông coi, quản lý trâu bò thì ra tay trộm cắp. Mặc dù đã có rất nhiều vụ mất trộm trâu bò tương tự xảy ra ở vùng nông thôn, tuy nhiên do thói quen thả rông trâu bò trên đồng mà không có người trông giữ nên vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này trộm cắp.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng trộm cắp trâu bò, nhất là tại một số địa bàn giáp biên, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng trộm cắp và vận động người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ tài sản. Đồng thời, tăng cường công tác nắm tình hình, tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội.

Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trộm cắp trâu bò, người dân cần nêu cao ý thức tự bảo vệ tài sản, cảnh giác với các đối tượng lạ mặt xuất hiện ở địa phương. Khi chăn thả trâu bò, cần có người trông giữ cẩn thận và khi có vụ việc xảy ra hay phát hiện đối tượng khả nghi cần báo ngay cho lực lượng Công an hoặc chính quyền địa phương để kịp thời triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, góp phần bảo vệ tài sản của người dân.

Đối với người nông dân, con trâu, con bò không chỉ sử dụng cày kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa mà còn là tài sản có giá trị lớn. Theo người dân, một con bò trưởng thành hiện nay có giá từ 25 đến 30 triệu đồng, đó là số tiền không nhỏ đối với nông dân, họ phải dành dụm, tích cóp nhiều năm với hy vọng cải thiện đời sống gia đình và lo cho con cái ăn học.


Related news

Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu Bình Phước Nuôi Hươu Lấy Lộc Làm Giàu

Hiện nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang nuôi hươu lấy nhung để phát triển kinh tế. Nhiều hộ thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này. Thu gần 200 triệu đồng/năm chỉ từ 12 con hươu của gia đình ông Nguyễn Viết Long ở ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh) là minh chứng.

Monday. November 3rd, 2014
Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

Monday. November 3rd, 2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

Tuesday. November 4th, 2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

Tuesday. November 4th, 2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Tuesday. November 4th, 2014