Tái cơ cấu từ cơ giới hóa
Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp về tổ chức dịch vụ cơ giới hóa (CGH) đồng bộ trong trồng trọt ở miền Bắc, ông Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định, tốc độ CGH đang chuyển biến khá tích cực.
Giảm áp lực
Đây chính là một trong những thước đo đánh giá năng lực hiện đại hóa SX, hình thành sức cạnh tranh hàng hóa và có ý nghĩa to lớn trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp.
Theo ông Thông, tính đến năm 2014, trang bị động lực bình quân trong SXNN cả nước đạt 1,6 mã lực/ha canh tác, tăng gấp 2 lần so với năm 2008. Số lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong SXNN tăng nhanh.
Cụ thể, máy kéo tăng 1,6 lần; máy gặt lúa tăng 25,6 lần (chủ yếu tập trung ở vùng ĐBSCL); máy phun thuốc BVTV 5,8 lần; bơm nước tăng 1,2 lần so với năm 2006.
Lĩnh vực chiếm tỷ lệ CGH cao nhất là trồng trọt. Hiện khâu làm đất đạt tỷ lệ từ 70 - 92%; khâu gieo trồng đạt 30 - 70%; chăm sóc 60 - 70%; khâu thu hoạch từ 20 - 42%, cá biệt ĐBSCL đạt tới 76%; khâu bảo quản, sấy ở vùng này cũng đạt 46%…
Một trong những tỉnh được Trung ương đánh giá đi đầu cả nước về phong trào CGH đồng bộ là Thanh Hóa. Tính đến năm 2015, mức độ CGH khâu làm đất ở tỉnh này đạt bình quân trên 90%, trong đó các huyện Thiệu Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Đông Sơn… đạt 95 - 100%; khâu cung cấp nước từ 52 - 75%; thu hoạch đạt 35%, cá biệt có những huyện đạt 60 - 80%.
Ông Phan Huy Thông cho rằng, mặc dù việc áp dụng CGH vào SX có chuyển biến nhanh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Bình quân mã lực/ha canh tác thấp so với các nước trong khu vực, nhất là các tỉnh khu vực miền núi; khâu thu hoạch bằng máy, sấy lúa ở các vựa lúa lớn còn thấp, nhất là vụ hè thu nên hiệu quả kinh tế chưa cao; việc phân bổ công suất máy giữa các địa phương, các vùng không đồng đều…
“Để khuyến khích nông dân áp dụng CGH vào SX, chúng tôi đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Nhờ đó, tổng diện tích áp dụng CGH đồng bộ đạt gần 5.200 ha; góp phần giảm chi phí đầu tư từ 3 - 7 triệu đồng/ha; năng suất tăng 15 - 20%; giá trị SX trên đơn vị canh tác đạt trên 78 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, giải quyết tốt tình trạng thiếu lao động và áp lực thời vụ”, ông Nguyễn Văn Nam, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho hay.
Nông dân góp cổ phần
Để dịch vụ CGH đồng bộ đi vào thực tiễn, tại diễn đàn, ông Bùi Tiến Lực, chủ cơ sở Tiến Anh, xã Định Hòa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) chia sẻ, phương pháp mà cơ sở thực hiện là tổ chức khoán việc cho người lao động.
Theo đó, máy cày, bừa cơ sở khoán 600 ngàn đồng/ha, trừ phần khoán sản phẩm người lao động được chia lợi nhuận theo tỷ lệ 30/70%; máy cấy khoán 800 ngàn đồng/ha, tỷ lệ 30/70%; máy gặt, khoán 600 ngàn đồng/ha, tỷ lệ hưởng lợi nhuận 45/55%; đồng thời liên kết giữa các cơ sở với nhau, giữa cơ sở với DN…
“Vụ mùa 2015 chúng tôi phải cấy 100 ha lúa, trong khi thời vụ ngắn nên tôi phải liên kết các cơ sở bạn đưa máy về cấy cho kịp lịch, sau đó lại đưa máy móc của mình đi cấy ở các vùng mà cơ sở bạn làm dịch vụ. Hay liên kết với Cty Tiến Nông cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân…
Mô hình CGH đồng bộ SX lúa của Cty Tiến Nông
Tại diễn đàn các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu về cách tổ chức hiệu quả dịch vụ CGH đồng bộ, từ khâu làm đất, chăm sóc, bón phân, phun thuốc BVTV, thu hoạch; lựa chọn máy móc phù hợp đồng đất từng vùng, hợp túi tiền người nông dân…
Những cách làm trên vừa giảm chi phí đầu tư ban đầu vừa tạo sự hài hòa lợi ích giữa DN và các cơ sở với nhau”, ông Lực nhấn mạnh.
Cũng theo ông Lực, việc cho nông dân góp cổ phần không chỉ giúp cơ sở tăng được vốn đầu tư mà còn tạo khí thế hăng say làm việc, để người lao động gắn bó với mình, tránh trông chờ, ỷ lại.
“Nói thật nếu để tự cá nhân độc lập làm thì chỉ làm được một số công đoạn. Còn nếu làm CGH đồng bộ thì phải có sự liên kết với nhau.
Như cơ sở của tôi đầu tư hơn 4,3 tỷ đồng, giờ có lên ngân hàng xin vay vốn họ cũng không dám cho vay, mà sổ đỏ của tôi cũng đã cầm để vay mấy trăm triệu rồi. Do đó, việc góp vốn bằng công lao động là rất hợp lý”, ông Bùi Tiến Lực nói.
Còn ông Nguyễn Mạnh Hồng, chủ cơ sở mạ khay, máy cấy Phú Thanh, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đề nghị các cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao KHKT cho các cơ sở CGH và có chính sách hỗ trợ mặt bằng giúp nhà đầu tư ổn định quy mô, mở rộng dịch vụ...
Related news
Tuy không phải vụ chính nhưng sản xuất cây vụ đông ở huyện Định Hóa những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi tư duy sản xuất của bà con với việc mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất...
Tuy tiềm lực không thể so sánh với các Cty có vốn ngoại, nhưng một số Cty chăn nuôi có vốn nội cũng đã và đang mạnh dạn phát triển theo hướng trở thành một Cty thực phẩm, khép kín từ đầu vào, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Một ví dụ điển hình là Cty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood).
Với 20 xã nông thôn, đến hết tháng 10, bình quân tiêu chí của huyện đã đạt 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,9 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đây là mức tăng mạnh không chỉ với Thái Nguyên mà còn với nhiều địa phương khác của các tỉnh trung miền núi phía Bắc (bình quân tiêu chí của các địa phương trong vùng chỉ tăng từ 5-6 tiêu chí).
Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.
Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.