Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ

Tác hại nghề Lờ dây đối với nguồn lợi thủy sản ven bờ
Publish date: Friday. November 27th, 2015

Nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác hủy diệt trên, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác quản lý và tuyên truyền vận động người dân về tác hại của nghề này.

Nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển đời sống ngư dân Sóc Trăng.

Theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, thì Lờ dây là nghề không thuộc danh mục nghề bị cấm hoạt động, nhưng sự phát triển mạnh về số lượng, kích thước mắt lưới ngư cụ nhỏ, vùng hoạt động gần bờ, trong vùng đầm, vịnh, đối tượng khai thác chủ yếu là các loại cá đáy, cá nhỏ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tại các đầm, vịnh và vùng biển ven bờ.

Sản lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ, chưa trưởng thành chiếm khoảng 50% trên tổng sản lượng khai thác của chuyến biển.

Do đó trước mắt để hoạt động của nghề Lờ dây không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản và cản trở giao thông, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đề nghị các Chi cục không cấp phép và không cho phát triển thêm số lượng tàu cá làm nghề này, vùng cho phép hoạt động là từ 15m nước trở lên, kích thước mắt lưới từ 20mm trở lên.

Hiện tại Sóc Trăng số lượng tàu cá có đăng ký ngư cụ là Lờ dây rất hạn chế, còn số lượng đánh bắt thực tế thì rất khó kiểm soát.

Vì việc hạn chế nghề Lờ dây còn liên quan trực tiếp đến thu nhập và cuộc sống của ngư dân, nên trước mắt Chi cục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đến các hộ dân nhận thấy được những tác hại của nghề này và khuyến khích bà con chuyển đổi nghề, nếu sử dụng Lờ dây đánh bắt cá thì cần tuân thủ theo đúng quy định của ngành chức năng.

Ông Trần Hoàng Dũng – Phó Chi cục Trưởng – Chi cục Khai thác và bảo vệ NLTS tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Đối với khai thác nguồn lợi thủy sản bằng Lờ dây, thời gian qua chi cục đã không xét cấp phép cho tàu khai thác nguồn lợi thủy sản theo cách này và đã tăng cường quản lý chặt chẽ, xử phạt nghiêm các tàu sử dụng Lờ dây trái phép.

Song song đó, chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền để ngư dân hiểu không sử dụng các phương tiện khai thác đã bị nghiêm cấm”.

Qua các đợt kiểm tra tuyên truyền, đa số bà con đều ý thức được việc đánh bắt thủy hải sản tràn lan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tôm cá tự nhiên, cũng tức là ảnh hưởng đến nghề khai thác thủy hải sản của chính người dân về lâu dài.

Theo ông Đặng Văn Mỳ ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề,ông đánh bắt cá ven bờ đã hơn 10 năm nay, nhưng hiện lượng thủy sản bắt được ngày càng ít đi, mùa khai thác cũng thu hẹp lại, trong khi lượng tàu và ngư cụ đánh bắt ngày càng nhiều.

Trong năm mùa khai thác cao điểm từ tháng 2 đến tháng 6, mỗi chuyến đi biển từ 3 – 5 ngày, với hơn 300 chiếc Lờ dây, tàu của ông Mỳ chỉ bắt được nhiều nhất khoảng 300kg, có khi chưa tới 100kg.

Doanh thu mỗi chuyến biển từ 2 – 4 triệu đồng, chưa tính các khoản chi phí.

Trong khi đó, tàu đánh bắt cá của các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh… cũng thường xuyên có mặt tại ngư trường Sóc Trăng, đánh bắt liên tục với số lượng Lờ dây lên đến hàng ngàn chiếc, gây cạnh tranh không nhỏ đến các tàu cá trong tỉnh.

Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản của tỉnh, nếu các tàu này không tuân thủ quy định về việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên.

Ông Đặng Văn Khởi – Trưởng Ban Nhân dân ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, cho biết: “Vùng biển Mỏ Ó có trên 170 phương tiện đánh bắt thủy hải sản gần bờ, các phương tiện đánh bắt bằng Lờ dây cũng dần được ngư dân thay bằng các phương tiện đánh bắt khác.

Tuy nhiên hiện nay, ngư trường đánh bắt gần bờ của ngư dân vùng Mỏ Ó đang bị phương tiện từ các địa phương khác tới cạnh tranh nên cũng gây nhiều khó khăn cho bà con trong vùng.

Theo tôi, vấn đề này các ngành chức năng cũng nên vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân địa phương”.

Ngành chức năng kiểm tra phương tiện và ngư lưới cụ của các tàu đánh bắt hải sản

Thời gian qua, để ngăn chặn các tàu cá sử dụng Lờ dây có mắc lưới nhỏ hơn quy định và ngăn chặn các tàu không có đăng ký mà sử dụng Lờ dây, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường tuần tra kiểm soát trên biển, vận động ngư dân không khai thác bằng nghề Lờ dây và các nghề khác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

Đối với tàu các tỉnh khác thì tiến hành kiểm tra thủ tục giấy tờ, ngư lưới cụ khi các tàu này đánh bắt trong khu vực của tỉnh.

Ông Trần Hoàng Dũng – Phó Chi cục Trưởng – Chi cục Khai thác và bảo vệ NLTS tỉnh Sóc Trăng, cho biết thêm: “Đối với các phương tiện khai thác bằng Lờ dây ở khu vực dưới 15m nước, nếu ngư dân vi phạm chúng tôi sẽ tiến hành xử lý theo Nghị định 103 Chính phủ.

Còn với các tàu của tỉnh bạn thì Chi cục đã kết hợp với Sở NN & PTNT tiến hành tuần tra, kiểm tra giấy đăng kiểm, nếu phát hiện có vi phạm sẽ xử lý theo Nghị định 103 của Chính phủ”.

Để hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phát triển bền vững, các ngành chức năng đã có những định hướng và giải pháp cụ thể, gắn với quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản, nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển.

Bên cạnh sự nỗ lực của ngành chức năng, rất cần sự hợp tác của ngư dân.

Khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng chính là bảo vệ nguồn sống của ngư dân một cách lâu dài.


Related news

Sửa Tàu Vươn Khơi Sửa Tàu Vươn Khơi

Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.

Saturday. January 24th, 2015
Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

Saturday. January 24th, 2015
Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân Sẵn Sàng Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Saturday. January 24th, 2015
Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân Cung Ứng Trên 720 Tấn Vật Tư Cho Sản Xuất Vụ Xuân

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Saturday. January 24th, 2015
Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Saturday. January 24th, 2015