Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sức Sống Nghề Mộc Truyền Thống Hạ Vũ

Sức Sống Nghề Mộc Truyền Thống Hạ Vũ
Publish date: Wednesday. November 26th, 2014

Xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) có 3 làng: Hạ Vũ, Trù Ninh và Tam Nguyên, trong đó, việc phát triển nghề mộc truyền thống chủ yếu ở làng Hạ Vũ. Nơi đây, quanh năm rộn rã tiếng đục, tiếng chàng...

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Ông Hòa kể, lúc đầu mới thành lập, cơ sở của ông gặp không ít khó khăn về vốn, kinh nghiệm, đặc biệt là thị trường đầu ra cho sản phẩm. Nhưng với sự nỗ lực tìm tòi, tạo dựng thương hiệu, cơ sở Hòa Hiếu sản xuất tất cả các sản phẩm đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ. Ở làng Hạ Vũ, nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất, tùy theo quy mô và mức độ đầu tư phương tiện, máy móc sản xuất có thể thu lãi từ vài chục triệu đồng/năm trở lên.

Thợ mộc làm các việc đơn giản có thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/người/tháng, thợ giỏi thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng. Riêng cơ sở của ông Hòa thu lãi khoảng 40 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 7 lao động thường xuyên và hơn 20 lao động thời vụ.

Từ sự yêu thích và tự hào về truyền thống gần 500 năm duy trì và phát triển nghề mộc của quê hương, việc đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mộc ở làng Hạ Vũ đã và đang được chuyển đổi theo hướng chuyên môn cao. Ông Nguyễn Viết Diện, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt cho biết nghề mộc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

Đến nay, làng Hạ Vũ đã có hơn 200 hộ tham gia làm nghề với gần 500 lao động, trong đó có gần 100 hộ mở xưởng sản xuất, sản phẩm chính là mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ. Phương tiện, công cụ hỗ trợ làm nghề được các hộ chủ động đầu tư, mua sắm theo hướng hiện đại hóa. Các công đoạn sản xuất chủ yếu, như: xẻ, khoan, cưa, đục, tiện, phay, bào, đánh bóng, phun sơn... trước đây làm bằng tay thì đến nay đã được thay thế bằng máy móc, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. 

Đặc biệt, từ năm 2013, có nhiều hộ đã đầu tư vốn lớn để mua máy đục điêu khắc mỹ thuật công nghệ cao với giá 300 – 500 triệu đồng, góp phần giải phóng sức lao động, tạo thêm sự đa dạng cho sản phẩm. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất cũng đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu khách hàng cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trên thị trường, từ đó tìm tòi nghiên cứu, chế tác các mẫu mã sản phẩm mới.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền xã Hoằng Đạt đã có nhiều chính sách để gìn giữ và phát triển nghề mộc làng Hạ Vũ một cách bền vững, như: quy hoạch dành riêng 0,6 ha cho khu làng nghề, tạo điều kiện để các hộ được vay vốn phát triển sản xuất. Đồng thời hằng năm tổ chức cho những người thợ lành nghề và lớp thợ trẻ được đi tham quan, học hỏi từ các mô hình làng nghề truyền thống khác để nâng cao tay nghề, vv...

Thị trường tiêu thụ được mở rộng không chỉ trong tỉnh mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác, nên 10 tháng năm 2014, giá trị sản xuất tiểu - thủ công nghiệp của xã ước đạt 23,7 tỷ đồng, chiếm 39% tổng giá trị sản xuất. Việc phát triển nghề mộc truyền thống đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương, tỷ lệ hộ gia đình có mức sống khá, giàu chiếm khoảng 45%, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,6%, giảm 1,25% so với cùng kỳ năm 2013.

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131968/Suc-song-nghe-moc-truyen-thong-Ha-Vu


Related news

Nuôi Cá Chạch Thu 20 Triệu/tháng Nuôi Cá Chạch Thu 20 Triệu/tháng

Mô hình nuôi cá chạch trong ruộng lúa đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt cá chạch, theo đông y là một món ăn thuốc, có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sinh lực. Chính vì vậy thị trường tiêu thụ cá thương phẩm trong nước và các nước Đông Nam á rất mạnh

Monday. September 12th, 2011
Điều Ghi Được Ở Xã Có Tỷ Lệ Đại Gia Súc Được Nuôi Nhốt Cao Nhất Tỉnh Lào Cai Điều Ghi Được Ở Xã Có Tỷ Lệ Đại Gia Súc Được Nuôi Nhốt Cao Nhất Tỉnh Lào Cai

Hầu hết gia đình ở xã Việt Tiến (Bảo Yên - Lào Cai) nuôi trâu; 100% đàn trâu khi thả có người chăn dắt và khi đưa về được nhốt trong chuồng. Những đợt rét khốc liệt xảy ra vài năm gần đây khiến đàn gia súc của nhiều địa phương trong tỉnh bị thiệt hại nặng nề, nhưng Việt Tiến không có bất cứ con trâu nào bị chết rét…

Wednesday. June 27th, 2012
Nuôi Cá Nước Lạnh Trở Thành Tỷ Phú Nuôi Cá Nước Lạnh Trở Thành Tỷ Phú

Nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình ở Lâm Đồng đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng nuôi cá hồi và cá tầm nước lạnh. Hiệu quả bước đầu cho thấy mỗi ha nuôi cá có thể cho thu nhập hàng tỷ đồng. Năm 2007, sau thử nghiệm và nuôi thành công cá hồi vân (Phần Lan) và cá tầm Nga, tỉnh Lâm Ðồng đã phát triển mạnh nghề nuôi cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 40 tấn cá hồi và 100 tấn cá tầm/năm

Tuesday. November 22nd, 2011
Đề Xuất Các Giống Lúa Cho Sản Xuất Vụ Mùa Đề Xuất Các Giống Lúa Cho Sản Xuất Vụ Mùa

Sở NNPTNT Bình Định vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về việc triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ mùa năm 2012.

Thursday. June 28th, 2012
Những Tỷ Phú Ở Thượng Nguồn Sông Mã Những Tỷ Phú Ở Thượng Nguồn Sông Mã

Chưa bao giờ, ở huyện vùng cao biên giới Sông Mã (Sơn La) phong trào làm giàu, thúc đẩy kinh tế trang trại lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây, khi mô hình "nuôi thả ba ba núi" xuất hiện.

Friday. June 15th, 2012