Sưa đỏ trồng chơi ăn thật

Theo các hộ trồng và bán cây sưa tại huyện Bù Đốp, tùy theo đường kính lõi của cây mà giá thành khác nhau. Giá mỗi cây sưa có lõi đường kính 5 - 6cm sẽ được thương lái mua với giá 12 triệu đồng/cây. Có những cây 10 năm tuổi thương lái tìm đến mua với giá 30 triệu đồng/cây, cá biệt có cây lên đến 50 triệu đồng. Với những vườn sưa 7 - 8 năm tuổi vừa mới có lõi chỉ ở mức giá 5 - 6 triệu đồng/cây.
Hầu hết các gia đình đều trồng sưa ở bờ ranh vườn tiêu, điều hoặc cao su. Trong quá trình trồng không tốn công chăm sóc, bón phân. Sau 10 năm, cây lại cho giá trị kinh tế khá cao. Chính vì thế, nhiều hộ dân đang trồng sưa ở Bù Đốp bảo nhau: trồng sưa là làm chơi ăn thật. Tuy nhiên đó phải là giống sưa đỏ, nếu sưa trắng thì sau 10 năm chỉ làm củi. Nhưng hiện giống sưa đỏ và sưa trắng không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Related news

Vài năm gần đây anh Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (huyện Cai Lậy) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.

Lúa lai B-TE1 của Cty Bayer Việt Nam đã chứng minh được ưu thế của mình và đã được đại đa số nông dân vùng ĐBSCL chấp nhận vì những đặc tính vượt trội như cho năng suất cao hơn lúa thường khoảng 20 – 50%, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng được đạo ôn- một bệnh nguy hiểm trong vụ đông xuân… Tuy nhiên giống có thời gian sinh trưởng hơi dài, khoảng 100 – 107 ngày trong điều kiện lúa sạ nên bà con phải bố trí đồng loạt trong cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

Trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Ngọc Xuân nằm biệt lập giữa đồng, cách xa địa điểm các trang trại nuôi vịt khác khoảng 1km. Qua tiếp xúc, ông cho hay: đàn vịt ông mua giống từ một chủ giống tại chợ Hồ Xá (Vĩnh Linh- Quảng Trị) về chăn thả, đến nay đã được 50 ngày tuổi. Trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,5-1,7kg. Khoảng trước ngày 10/1, đàn vịt bắt đầu đổ bệnh và chết. Tại thời điểm này, do thời tiết lạnh và bà con nông dân vào kỳ gieo lúa nên ông cứ nghĩ là đàn vịt bị chết do ảnh hưởng thuốc trừ cỏ bà con phun khi gieo lúa.

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.