Sống tốt nhờ tiêu

Theo bà Nguyễn Thị Thao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Thanh, toàn xã có trên 200 vườn tiêu, mỗi vườn có từ 100 gốc trở lên, trong đó có khoảng 60% vườn đã cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Lâm (SN 1945) ở thôn Trường An 2, một trong những người tiên phong trồng tiêu cho hay: “Nền đất đá ong không ngờ lại rất phù hợp với cây tiêu. Nhất là khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt. Tưới xong, dù nhìn thấy đất đã khô nước nhưng nền đất vẫn mát rượi. Nhờ đó cây tiêu phát triển tốt”.
Ngoài những diện tích tiêu đã được trồng gần 20 năm, hiện ông Lâm còn sở hữu 6 sào tiêu với 500 gốc mới trồng 5 năm nay bằng phương pháp tiên tiến. Đang mùa nắng nóng nhưng khi bước vào vườn tiêu 500 gốc của ông Lâm tôi bỗng thấy mát mắt. Dây tiêu nào cũng cao vút, sum xuê lá, độ cao trung bình mỗi trụ từ 4 m trở lên, dày đặc những chuỗi tiêu trĩu hạt ướm vàng.
Ông Lâm chia sẻ: “Cuối năm 2014, trong giai đoạn tiêu bung chuỗi thì gặp thời tiết thuận lợi nên cây không phát sinh dịch bệnh, đóng hạt kín chuỗi. Với 500 gốc tiêu, vụ này tui ước tính sẽ thu hoạch được trên 1.000 kg. Hiện tư thương về tận vườn thu gom từ 180 - 190 ngàn đồng/kg loại 1. Vụ này, trừ các khoản chi phí, gia đình tui cầm chắc trong tay trên 150 triệu đồng”.
Không riêng ông Lâm, nhiều chủ vườn tiêu ở xã Hoài Thanh như ông Nguyễn Thanh Chín ở thôn Mỹ An 1, Hà Văn Chức ở thôn An Lộc 2, Nguyễn Văn Hoàng ở thôn Trường An 2… cũng đang hồ hởi trước mùa tiêu bội thu.
Bà Nguyễn Thị Thao khẳng định: “Qua theo dõi, mấy năm gần đây giá tiêu liên tục tăng giúp nhiều bà con có thu nhập từ 50 - 70 chục triệu đồng/vụ, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập ổn định. Tiêu ở đây có chất lượng ngon do trồng trong hộ gia đình. Đến vụ thu hoạch họ luôn để đúng độ chín mới hái nên khi phơi tiêu không bị nhăn da, nhỏ hạt, luôn được thu mua giá cao".
Chủ vườn tiêu Nguyễn Văn Lâm ở thôn Trường An 2 bộc bạch thêm: “Tui chẳng dại gì đi thu hoạch tiêu non, bởi khi phơi sẽ mất sản lượng. Nếu hái tiêu non, sau khi phơi đúng 4 nắng, 30 kg tiêu tươi sẽ chỉ còn 5 - 6 kg tiêu khô đúng chuẩn. Nhưng hái tiêu đúng độ chín, 30 kg tiêu tươi sẽ cho đúng 10 kg tiêu khô, mất gần 1 nửa sản lượng, thiệt hại thấy rõ”.
Ngoài ra, trong chăm sóc cây tiêu ông Lâm cũng có bí quyết riêng. Không như mọi người đợi trời mưa mới bón phân chuồng, ông chỉ bón vào mùa nắng. Đến cuối tháng 6 này vườn tiêu của ông sẽ thu hoạch hết, cho cây tiêu nghỉ ngơi 1 tháng, cuối tháng 7 ông sẽ cho tiêu “ăn” phân chuồng. Đặc biệt ông Lâm không bón vun vào mỗi gốc mà rải đều trên nền đất cây tiêu đang đứng.
“Bón phân chuồng vào mùa mưa phân ngấm ngay vào gốc tiêu khi phân chưa hoai sẽ khiến dây tiêu dễ bị tuột lá và phát sinh nhiều bệnh. Cho tiêu “ăn” phân vào mùa nắng, lại rải đều trên nền đất, mình đi qua đi lại dậm nhuyễn, đến mùa mưa phân đã hoai, ngấm từ từ vào gốc tiêu hiệu quả sẽ cao hơn”, ông Lâm chia sẻ.
Cây tiêu ở xã Hoài Thanh cho hiệu quả kinh tế cao là vậy nên hiện nay nông dân ở đây không ngại ngùng đầu tư tiền tỷ cho vườn tiêu của mình. Ví như ông Hà Văn Chức ở thôn An Lộc 2 đang sở hữu 2.000 trụ tiêu và mạnh dạn đầu tư vào đó hơn 1,5 tỷ đồng. Trong vườn, ông Chức đào 6 giếng nước, mỗi giếng tốn 30 triệu đồng và xây bồn theo “bậc cấp” để đưa nước lên cao dần nhằm để chủ động việc phun tưới cho cây tiêu.
“Ngoài những vườn tiêu 100 gốc, xã Hoài Thanh đã hình thành Câu lạc bộ trồng tiêu, thu nạp những hộ có 200 gốc tiêu trở lên. 32 thành viên của câu lạc bộ thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong trồng tiêu để mang lại hiệu quả cao nhất. Dù phong trào đang mạnh, nhưng chúng tôi vẫn khuyến cáo bà con không nên trồng tiêu quá ồ ạt và cũng không trồng diện tích quá lớn để tránh những rủi ro sau này”, bà Nguyễn Thị Thao.
Related news

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.