Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè

Sông ô nhiễm từ nuôi cá lồng bè
Publish date: Tuesday. June 9th, 2015

Các lồng bè nuôi cá nước ngọt phát triển tự phát ở sông Tam Kỳ rầm rộ từ hơn 4 năm trở lại đây, kéo dài gần một cây số qua địa bàn phường An Sơn (TP.Tam Kỳ) và xã Tam Xuân 1 (Núi Thành). Thời điểm này là vụ nuôi chính trong năm. Từ một dòng sông trong xanh, giờ đây sông Tam Kỳ đang đối mặt với tình trạng nhiễm bẩn nguồn nước. Các chủ nuôi cá ngoài sử dụng bột thức ăn công nghiệp còn dùng cả nội tạng động vật, phân heo, bò làm thức ăn cho cá, khiến môi trường nước và không khí bị ô nhiễm.

Dọc bờ sông Tam Kỳ, từ quán cà phê Vườn Mận đến sát chân cầu Tam Kỳ (thuộc khối phố 7, phường An Sơn), theo quan sát có cả trăm lồng bè nuôi cá diêu hồng, rô phi và cá trê lai. Lồng nuôi loại cá diêu hồng và rô phi người ta dùng thức ăn công nghiệp, còn ở lồng bè nuôi cá trê một số chủ đem nội tạng động vật làm thức ăn cho cá. Lúc 9 giờ ngày 5.6, phóng viên ghi nhận tại khu vực lồng nuôi cá trê lai tại sông Tam Kỳ, một số người đã cắt nhỏ lòng heo, bò cho cá ăn, nổi trôi trên mặt nước, gặp trời nắng nóng bốc mùi hôi nồng nặc.

Theo người dân khối phố 7 (phường An Sơn), tình trạng nuôi cá lồng bè tự phát trên sông diễn ra từ 4 năm nay, đa số là người dân các phường, xã lân cận đến nuôi. Trước đây, nguồn nước sông trong xanh, sạch sẽ, còn bây giờ nước hôi tanh, ô nhiễm bởi xác cá chết, thức ăn và phân cá thải trực tiếp ra môi trường. Một số hộ dân sống gần khu vực nuôi cá buộc phải đóng cửa khi có gió to thổi vào nhà mang theo mùi tanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần xuống kiểm tra, nhắc nhở nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Ông Đoàn Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND phường An Sơn cho biết, trên địa bàn có 5 hộ nuôi cá lồng bè, trong đó chỉ có một trường hợp là người địa phương (mỗi hộ nuôi khoảng 20 lồng). Hầu hết người dân nuôi tự phát chứ không được cấp phép, còn tình trạng ô nhiễm, chính quyền đã tổ chức kiểm tra. Nói chung có ô nhiễm bởi thức ăn và chất thải của cá, nhưng ở giới hạn cho phép. UBND phường đã mời các hộ lên làm việc và cam đoan theo chủ trương của TP.Tam Kỳ nuôi thả đến cuối năm 2015 sẽ chấm dứt, tháo dỡ.

Còn theo ông Phạm Cưu - Trưởng phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ, trên sông Tam Kỳ có khoảng 16 hộ nuôi cá với 165 lồng, phần lớn nuôi cá diêu hồng, cá trê lai, tập trung địa bàn phường An Sơn. Trong khi đó, đoạn qua xã Tam Phú có khoảng vài chục lồng nuôi cá chẻm. Do ngư dân thấy có lợi nhuận nên ào ạt nuôi, chứ TP.Tam Kỳ không cấp phép cũng như không có quy hoạch vùng nuôi. Các ngành chuyên môn của thành phố đã đến kiểm tra nhưng chưa thấy ô nhiễm. Chủ trương của UBND.TP Tam Kỳ chỉ cho phép các chủ lồng này nuôi đến hết năm 2015.

Tuy nhiên, khi chúng tôi cung cấp hình ảnh và video clip về chủ lồng dùng nội tạng gia súc cho cá ăn gây ô nhiễm nặng nguồn nước, ông Cưu tỏ ra bất ngờ và hứa sẽ cho cán bộ đi kiểm tra.

Những năm gần đây, nuôi cá bằng lồng bè ở sông Tam Kỳ, Trường Giang đã giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, góp phần tăng sản lượng thủy sản. Tuy nhiên, vì nuôi tự phát không theo quy hoạch nên để lại không ít hệ lụy ô nhiễm môi trường do mất cân bằng sinh thái, tác động của con người vào dòng chảy tự nhiên cũng như lượng hóa chất, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi thải ra dòng sông.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng TP.Tam Kỳ cần cương quyết xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm từ các lồng bè nuôi cá, hoặc nếu cần thiết thì sớm quy hoạch vùng nuôi đảm bảo môi trường.


Related news

Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak Người Nuôi Gà “Lênh Đênh” Theo Giá Trứng Ở Dak Lak

Sau đợt tăng giá bất ngờ những ngày đầu năm 2013, đến nay giá trứng gà đang sụt giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi lại một chiều tăng cao, khiến người nuôi gà không khỏi lao đao, nhiều gia đình ở Đak Lak lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần hoặc bỏ trống chuồng trại…

Monday. April 8th, 2013
Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía Nông Dân Quay Lưng Với Cây Mía

Mía một thời là cây công nghiệp chủ lực của huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Chính loại cây trồng này làm nên làng nghề mía đường tại xã Tân Phúc. Tuy nhiên sau khi chịu cảnh mía “đắng”, không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện đã chuyển sang trồng cao su, thanh long và một số cây ngắn ngày khác. Theo đó, làng nghề mía đường Tân Phúc đang bị lung lay...

Thursday. June 6th, 2013
Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”? Vì Sao Ngư Dân Câu Mực “Giải Nghệ”?

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

Thursday. April 11th, 2013
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Thursday. June 6th, 2013
Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

Saturday. April 13th, 2013