Quảng Bình Ký Kết Hợp Tác Phát Triển Tàu Cá Vỏ Thép

Chiều 12/6, UBND tỉnh Quảng Bình và Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tổ chức Hội nghị giới thiệu về hợp tác và phát triển tàu cá vỏ thép cho ngư dân.
Trong những năm qua tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình đã có bước phát triển khá với hơn 3.800 tàu cá, trong đó có hơn 1.500 chiếc có công suất trên 90CV, gần 800 tàu đăng ký đánh bắt hải sản ở vùng biển xa.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức sản xuất trên biển đã được chú trọng thông qua việc hình thành các tổ hợp tác, tổ đoàn kết và các nghiệp đoàn nghề cá để hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi tham gia khai thác hải sản trên biển, nhờ vậy ý thức của người dân về phát triển kinh tế gắn với tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được nâng lên.
Tuy nhiên, hầu hết các tàu khai thác hiện nay của ngư dân Quảng Bình đều là tàu vỏ gỗ, đóng thủ công, khả năng bám biển dài ngày, chịu sóng gió và va đập hạn chế, tuổi thọ trung bình của tàu thấp (khoảng 10- 15 năm), hiệu quả đánh bắt chưa cao. Vì vậy, việc hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá vỏ thép được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của tỉnh Quảng Bình.
Tại hội nghị, đại diện Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện đóng mới thí điểm tàu khai thác bằng vỏ thép theo chương trình của Chính phủ đã giới thiệu về những đặc tính của tàu cá vỏ thép như: kỹ thuật, độ an toàn, khả năng nâng cao chất lượng bảo quản thủy sản...
Với những đặc tính ưu việt, tàu cá vỏ thép có thể giúp ngư dân yên tâm bám biển, phù hợp đánh bắt, khai thác hải sản ở vùng biển xa, mang lại nguồn lợi trực tiếp cho ngư dân và góp phần quan trọng trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy VN cho biết đã hỗ trợ đóng mới 6 tàu vỏ thép khai thác hải sản cho ngư dân các tỉnh: Nam Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Quảng Bình là tỉnh thứ 4 được Tổng Cty hỗ trợ đóng tàu vỏ thép.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết chương trình hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình với Tổng Cty CN Tàu thủy; ký kết đóng tàu giữa DN với ngư dân Tôn Thất Vỹ (xã Đức Trạch - Bố Trạch). Trị giá con tàu đóng cho ngư dân Tôn Thất Vỹ trên 10 tỷ đồng; thời gian hoàn thành là 4 tháng. Sau lễ ký kết đã có 3 ngư dân xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch) đăng ký đóng thêm 3 tàu vỏ thép.
Related news

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.