Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản
Publish date: Monday. January 19th, 2015

Tỉnh Sơn La hiện có 2.488 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, cùng với 20.900 ha lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong vùng phát huy lợi thế để phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh ta đã và đang phát triển với nhiều phương thức đa dạng, như: cá lồng bè, cá hồ chứa, cá ao, nước chảy, nuôi cá kết hợp với cấy lúa...
Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.
Hiện, trên lòng hồ thủy điện Sơn La có 1 HTX và 1 doanh nghiệp đã nuôi thử nghiệm thành công cá tầm thương phẩm; một số doanh nghiệp khác nuôi ở hồ thủy lợi, các trang trại có điều kiện thích hợp tại Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên...
Để làm tăng nguồn lợi thủy sản, trong 2 năm (2013 - 2014), Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp thả giống bổ sung lòng hồ thuỷ điện Sơn La trên 100.000 con cá giống các loại bao gồm: mè trắng, mè hoa, chép, anh vũ, chiên, lăng chấm, rầm xanh.
Đồng thời, triển khai nhiều dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo như Dự án phát triển nuôi cá lồng hồ chứa thủy điện Hòa Bình tại xã Quy Hướng (Mộc Châu) quy mô 130 lồng, hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tận dụng lợi thế mặt nước sẵn có của vùng lòng hồ, tận dụng nguồn thức ăn từ ngô, sắn, cỏ, lá và phụ phẩm nông nghiệp... Sau 8 tháng nuôi, các hộ đã thu được trên dưới 20 triệu đồng/lồng cho lãi ròng trên 10 triệu đồng/lồng.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Sơn La thường xuyên phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, chăm sóc cá nuôi; phòng, chống rét trị bệnh; ứng dụng nuôi các loài có giá trị kinh tế cao vào thực tế, như tôm càng xanh tại các huyện: Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Thuận Châu; các trang trại nuôi ba ba gai tại Sông Mã; cá hồi ở Mộc Châu; một số mô hình nuôi giun quế, nuôi lươn tại Yên Châu và Mai Sơn...
Ông Dương Văn Biểng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản, Chi cục đã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở trong công tác phòng chống rét, cải tạo ao, thả giống và chăm sóc cá đúng kỹ thuật; hiện tỉnh ta có 14 trại sản xuất giống, trong năm 2014 đã sản xuất 45 triệu con cá giống các loại, 400 nghìn con ba ba giống.
Ngoài nuôi cá truyền thống, còn có một số loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: ba ba gai, ếch, lươn, tôm càng xanh, cá hồi, cá tầm… bên cạnh đó còn có 514 lồng cá các loại đang được nuôi trên 2 lòng hồ thủy điện.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm qua ước đạt trên 5.400 tấn, vào thời điểm nay, do hồ thủy điện đã tích nước, nguồn lợi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, số ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản tăng, với lượng khai thác thủy sản đạt trên 1.000 tấn.
Nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang từng bước được coi trọng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi. Trong thời gian tới, tỉnh ta cần mở ra hướng phát triển thử nghiệm thêm một số đối tượng nuôi thích hợp khác góp phần tăng thêm nguồn thực phẩm có giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào khu vực tái định cư khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.


Related news

Năm 2015, Hạ Hòa Phấn Đấu Trồng 16.000 Cây Phân Tán Và 10ha Rừng Năm 2015, Hạ Hòa Phấn Đấu Trồng 16.000 Cây Phân Tán Và 10ha Rừng

Vừa qua, huyện Hạ Hòa tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ phát động, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt trồng cây phân tán, trồng rừng, trồng cây xanh đô thị để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên các khu rừng cảnh quan, rừng sinh thái, góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, đồng thời bảo vệ, cải thiện môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Năm 2015 huyện Hạ Hòa phấn đấu trồng mới 16.000 cây phân tán và 10ha rừng.

Friday. March 6th, 2015
Dồn Đổi Ruộng Đất Khó Vạn Lần Dân Liệu Vẫn Xong Dồn Đổi Ruộng Đất Khó Vạn Lần Dân Liệu Vẫn Xong

Trong lần về xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) mới đây, tôi được một người quen hồ hởi cho biết: Bây giờ nhà chỉ còn một thửa ruộng với diện tích hơn một mẫu! Thấy tôi bán tin, bán nghi anh bảo: Xã vừa tiến hành dồn đổi ruộng đất xong bây giờ nhà nào nhiều còn ba ô, phổ biến chỉ một hai thửa.

Friday. March 6th, 2015
Rừng Tốt, Dân Giàu Rừng Tốt, Dân Giàu

Tuy vậy, do chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của rừng trong phát triển bền vững; đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích từ trồng rừng và bảo vệ rừng giữa doanh nghiệp, cơ sở và người dân nên hàng năm Công ty vẫn đảm bảo diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng; tác động tích cực đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Friday. March 6th, 2015
Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.

Friday. March 6th, 2015
Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao Mở Rộng Diện Tích Nuôi Các Giống Cá Cho Thu Nhập Cao

Hiện nay thủy sản đã được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Năng suất thủy sản ngày càng được nâng cao, giúp giá các mặt hàng ổn định, có mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng đồng thời vẫn giúp người nuôi thủy sản tăng thu nhập.

Friday. March 6th, 2015