Home / Tin tức / Tin thủy sản

Sóc Trăng: Triển vọng từ nuôi cá bông lau

Sóc Trăng: Triển vọng từ nuôi cá bông lau
Author: Xuân Trường
Publish date: Thursday. July 6th, 2017

Trước nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày một tăng, trong khi nguồn đánh bắt tự nhiên giảm mạnh, nhiều nông dân ở xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung đã nuôi cá bông lau thương phẩm và cho thành công, với mức lợi nhuận không hề thua kém một số đối tượng thủy sản nào.

Nghề nuôi cá bông lau ở Cù Lao Dung 

Cái lợi lớn nhất của nghề nuôi cá bông lau ở Cù Lao Dung chính là nguồn nước và con giống. Con giống khai thác tại chỗ, nuôi bằng nguồn nước tại chính nơi sinh sống, nên chẳng những phát triển tốt, mà chất lượng thịt cá cũng thơm ngon không thua kém ngoài tự nhiên. Nhắc đến nghề ương và kinh doanh cá bông lau giống ở Cù Lao Dung thì anh Nguyễn Văn Kiệt (ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam) được xem là một trong những người tiên phong. Anh Kiệt cho biết, năm 2011, khi dịch bệnh EMS làm tôm chết hàng loạt, cũng là lúc có nhiều thương lái đến thu mua cá bông lau giống về nuôi, nên anh nảy ra ý nghĩ làm dịch vụ ương dưỡng cá giống để xuất bán. Anh Kiệt kể: “Cá con đánh bắt được thường cỡ khoảng 300 - 350 con/kg, phải ương thêm 2 - 2,5 tháng cho cá lên cỡ 70 con/kg mới đạt kích cỡ giống nuôi. Từ ương giống, đến nay tôi chuyển sang nuôi thương phẩm và cũng rất thành công”.

Không chỉ có người nuôi lâu năm như anh Kiệt mới thành công lớn, mà người mới nuôi như anh Trương Văn Vũ (xã An Thạnh 3), cũng vừa trúng ao cá bông lau được nuôi từ ao lắng nuôi tôm, với sản lượng 1,5 tấn, sau 1 năm thả nuôi. Anh Vũ phấn khởi nói: “Năm rồi, thấy mọi người nuôi cá bông lau bán được giá cao, tôi thả hơn 1.500 con giống nuôi thử, ai dè đến nay (khoảng 1 năm) cũng thu hoạch được khoảng 1,5 tấn, trọng lượng trung bình 1,2 kg/con. Sở dĩ, thời gian nuôi kéo dài đến 1 năm là do tôi nuôi bằng nguồn phụ phẩm tự nhiên sẵn có, chứ một số người nuôi bằng thức ăn công nghiệp chỉ có 8 tháng là cá đạt trọng lượng 1,2 - 1,5 kg/con rồi”.

Do nghề nuôi cá bông lau thành công và cho hiệu quả cao, nên giá cá giống cũng tăng lên. Hiện, giá cá giống cỡ 70 con/kg được bán với giá khoảng 10.000 - 12.000 đồng/con, còn cá nhỏ cỡ 300 - 350 con/kg do ngư dân đẩy te về bán lại cho cơ sở ương dưỡng có giá khoảng 5.000 - 6.000 đồng/con. Việc khai thác cá bông lau con làm giống nuôi giúp nghề khai thác ven bờ bằng công cụ thô sơ có thêm thu nhập, nhưng nếu không có sự quản lý tốt sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loài thủy sản có giá trị này.

Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cù Lao Dung cho biết, hiện huyện đang tiến hành điều tra về diện tích, hiệu quả, phạm vi vùng nuôi cá bông lau để có những khuyến cáo, hỗ trợ kỹ thuật, nhằm giúp người nuôi đạt năng suất, kích cỡ và giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ. 

>> Anh Nguyễn Văn Kiệt cho biết: “Tôi mới vừa thu hoạch xong 1 ao cá bông lau 7.000 m2 với 13.000 con giống cỡ 70 con/kg, sau 1 năm được 10 tấn cá, trọng lượng bình quân 1,2 kg/con, bán giá 115.000 đồng/kg. Chi phí đầu tư và thời gian nuôi tuy có cao và dài hơn so với nuôi tôm, nhưng ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao và nhất là không phải lo lắng dịch bệnh như con tôm”.


Related news

Tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực Tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực

Tăng tốc xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực đúng thời điểm nửa cuối năm đã tác động tích cực đến vùng sản xuất. Nổi bật nhất hiện nay là các mặt hàng tôm

Thursday. July 6th, 2017
Nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững Nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững

Tổ chức diễn đàn Khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề “Phát trền nuôi trồng thủy sản bền vững tại các tỉnh ven biển miền Trung”

Thursday. July 6th, 2017
Australia: Nâng cao điều kiện nhập khẩu tôm Australia: Nâng cao điều kiện nhập khẩu tôm

Các điều kiện nhập khẩu chặt chẽ hơn cũng sẽ được áp dụng từ 7/7 nhằm đảm bảo hoạt động thương mại an toàn đối với tôm và các sản phẩm tôm.

Thursday. July 6th, 2017