Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng

Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng
Author: Lê Thủy
Publish date: Friday. December 25th, 2015

Nhiều gia đình đã biết tận dụng quỹ đất dưới tán rừng và ven rừng để xen canh các loại cây trồng phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình có hộ gia đình ông Nguyễn Kim Toàn, ở thôn Yên Thành 2 - xã Đắk Nuê - huyện Lắk, trung bình mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 160 – 180 triệu đồng từ việc tận dụng quỹ đất ven rừng trồng các loaị cây trồng như: lúa, cà phê, điều… và đào ao thả cá.

Năm 1996, gia đình ông Nguyễn Kim Toàn đã nhận 19 ha rừng tại thôn Yên Thành 2, xã Đắk nuê của lâm trường Lắk để quản lý chăm sóc, bảo vệ.

Cùng với việc luôn làm tốt công tác chăm sóc bảo vệ rừng, ông toàn đã tận dụng diện tích đất dưới chân rừng để trồng lúa, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Đây không phải là loại cây trồng mới đối với khu vực này, song trước đây người dân ở khu vực này chỉ có thể làm múa mỗi năm 1 vụ, do nguồn nước không đảm bảo, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao.

Từ ngày ông Toàn chuyển đến đây làm kinh tế, ông đã nghĩ ra một cách làm hay, tận dụng nguồn nước ở khe suối dưới chân rừng, ông đào ao để dự trữ nguồn nước.

Rồi sử dụng ống tưới cà phê thông thường để dẫn nước từ ao ra ruộng lúa, thay cho hệ thống kênh mương thuỷ lợi, việc dẫn nước vào ruộng rất đơn giản, ít chi phí đầu tư mà hiệu quả cao.

Nhờ đó, mỗi năm gia đình ông có thể làm được 3 vụ lúa, nguồn nước luôn đảm bảo, cộng với việc áp dụng KHHT một cách có hiệu quả nên lúa của gia đình ông luôn đạt năng suất từ 6 - 7 tạ/sào.

Cuộc sống của gia đình ông ngày một ổn định hơn.

Đến nay đông đảo bà con quanh vùng đã học tập cách làm trên, áp dụng một cách có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế gia đình mình.

Đến nay, ông Toàn đã có 8 ha đất sản xuất, trong đó ông trồng 2 ha cà phê, 2 ha lúa.

Bên cạnh đó, ông dành 2 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày và gần 500 gốc điều; gần 2 ha đất còn lại ông đào 4 cái ao để dự trữ nguồn nước tưới cho cây trồng và tận dụng để nuôi cá.

Ngoài ra, ông Toàn còn nhận chăm sóc và bảo vệ 23 ha rừng phòng hộ.

Với mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả, mỗi năm sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư gia đình ông thu lãi từ 160 - 180 triệu đồng.

Hàng năm gia đình ông Toàn còn trích ra hàng chục triệu đồng để tu sửa đường xá đi lại, nhằm tạo thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản khi thu hoạch.

Bên cạnh đó, ông Toàn giúp nhiều hộ vượt qua khó khăn trong để cùng vươn lên thoát nghèo.

 


Related news

Làm Giàu Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng Làm Giàu Nhờ Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Ông Lê Xuân Phiên, Bí thư chi bộ thôn 10, xã Thống Nhất (Bù Đăng) cho biết, toàn thôn có 168 hộ dân nhưng đã có khoảng 70% số hộ biết đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích cho hiệu quả kinh tế cao. Người dân thôn 10 chủ yếu trồng xen hồ tiêu, cà phê trong vườn điều. Một số hộ kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây...

Thursday. August 1st, 2013
Hướng Hoá Đa Dạng Hóa Cây Trồng Để Giảm Nghèo Bền Vững Hướng Hoá Đa Dạng Hóa Cây Trồng Để Giảm Nghèo Bền Vững

Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.

Sunday. November 30th, 2014
Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

Friday. July 18th, 2014