Sóc Trăng lắp đặt 3.600 bể biogas

Cùng với hoạt động phát triển ngành SX chăn nuôi của cả nước, Sóc Trăng là một trong những tỉnh có nhiều mô hình nuôi heo quy mô và trang trại với số lượng tổng đàn lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Từ năm 2013, tỉnh Sóc Trăng được tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, thông qua việc xúc tiến xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi giảm ô nhiễm, hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể là hỗ trợ hộ chăn nuôi lắp đặt công trình hầm biogas nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp...
Theo ông Nguyễn Tiến Lực, điều phối viên dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Sóc Trăng, dự án gồm có 4 hợp phần: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; Chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp và Quản lý dự án.
Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng/lắp đặt 3.600 công trình khí sinh học nhỏ, 4 công trình khí sinh học vừa và 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Định mức: Hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ;
Hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 4 công trình khí sinh học quy mô vừa và hỗ trợ 20 triệu đồng/công trình khí sinh học bao gồm cả các hạng mục về môi trường cho 1 công trình khí sinh học quy mô lớn.
Ngoài ra dự án còn xây dựng 7 mô hình thí điểm SX nông nghiệp theo hướng VietGAP đạt tiêu chuẩn từ khâu quy hoạch chăn nuôi đầu vào, sử dụng khí gas từ công trình khí sinh học, sử dụng chất cặn thải để làm phân bón hữu cơ, xử lý nước thải hợp vệ sinh môi trường;
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm xây dựng mô hình sử dụng khí sinh học phát điện, các thiết bị sử dụng khí gas, cung cấp khí gas dùng chung cho các hộ lân cận công trình khí sinh học nhằm xử lý triệt để lượng khí gas thừa, tạo nguồn thu bổ sung cho các hộ đầu tư công trình khí sinh học...
Related news

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.

Để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, mặt nước, nhân lực... góp phần tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, UBND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung mở rộng diện tích, đa dạng hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.

Khó khăn hiện nay là diện tích nuôi tôm phát triển, nguồn điện phục vụ thiếu, nên chi phí trong quá trình nuôi tăng cao. Người nuôi tôm ở huyện Phú Tân đang gặp nhiều khó khăn không chỉ về vốn, con giống, kỹ thuật, đầu ra, mà yếu tố quan trọng đó là về điện.

Ngày 25/8/2014, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản chính thức có hiệu lực. Đây được xem là cú hích cho ngành thủy sản cả nước trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, hiện nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh đang băn khoăn lo lắng mình không nằm trong danh sách được ưu tiên vay vốn đóng tàu vì chỉ tiêu phân bổ quá ít.