Sinh Nhai Từ Lá Gòn
Công việc chặt và phơi lá gòn đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân sống tại ấp An Phong, xã Định An, huyện Lấp Vò.
Nhánh gòn được bà con thu mua về từ nhiều nơi, tách lấy lá phơi khoảng 1 tuần thì khô, sau đó, đóng thành bao và vận chuyển đến các đầu mối để chế biến thành bột, dùng làm nhang và thức ăn cho cá.
Bà Nguyễn Thị Nưng đã gắn bó với nghề này gần 20 năm cho biết, vì gia đình không có đất trồng trọt, trước đây vợ chồng bà thường đi làm mướn nhiều việc như cắt lúa, dệt chiếu...
Từ ngày gắn bó với công việc chặt và phơi lá gòn, cuộc sống gia đình cũng có phần ổn định hơn. Một kg lá gòn khô có giá bán khoảng 5 nghìn đồng, mỗi lần vận chuyển đi bán khoảng vài trăm ký.
Related news
Các mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế.
"Thủy triều đỏ” (red tide) hay còn gọi hiện tượng “nở hoa nước” (water bloom).
Nhóm tác giả Lý Thị Thanh Loan (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II); Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM) đã nêu ra một phương pháp xử lý nước thải thủy sản khá hiệu quả, ít tốn kém, đó là ứng dụng thủy sinh thực vật.
Quý III/2015, giá trị XK cá tra sang ASEAN đạt 32 triệu USD, tăng 5,2% so với QIII/2014. Tính đến hết tháng 9/2015, tổng giá trị XK sang thị trường này đạt 101,3 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhận thức rõ việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) là giải pháp tối ưu để nâng cao sức cạnh tranh, trong những năm qua, Công ty CP Thủy sản Trường Giang (TP.Sa Đéc) có nhiều giải pháp sáng tạo để TKNL nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.