Sinh Lý Của Heo
Biết được sinh lý của heo, bạn mới hình dung rõ thức ăn và mức dinh dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển và sản xuất của heo. Bạn sẽ hiểu tại sao phải cho heo con sử dụng mức dinh dưỡng khác với heo trưởng thành, tại sao phải nuôi heo thịt khác với nuôi heo đẻ…
I. Cơ thể heo:
Khi phân tích cơ thể heo, ta thấy những thành phần hóa học như sau: nước, mỡ, đạm (protein), khoáng, đường và các vitamin. Nước là thành phần quan trọng trong máu, mỡ và các tế bào.
- Mỡ là thành phần chính trong mỡ lưng, mỡ bụng.
- Đạm có trong thịt và sữa heo.
- Các chất khoáng là thành phần chính trong xương.
- Đường ở dạng glycogen có trong gan, bắp thịt.
- Các vitamin nằm trong các tế bào.
Trong đó, nước, mỡ, đạm và khoáng chất chiếm một tỷ lệ lớn ở cơ thể heo. Các thành phần này thay đổi tuỳ theo tuổi và thức ăn của heo. Riêng đường và vitamin rất ít trong cơ thể heo.
Nếu thức ăn đáp ứng đúng thành phần dinh dưỡng của heo thì nước, mỡ, đạm và khoáng sẽ thay đổi tuỳ theo tuổi heo.
Người ta nhận thấy nước có nhiều trong heo con hơn heo lớn, song mỡ lại ít hơn. Còn đạm và khoáng giảm theo tuổi heo.
Ở heo nhỏ, đạm và khoáng là chất làm cho heo tăng trọng, nghĩa là chúng làm phát triển thịt và xương. Song, ở heo lớn, chất làm tăng trọng lại chính là mỡ (do mỡ của thức ăn hay đạm, đường tao ra).
Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến cơ thể heo. Nếu chúng không đúng với nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi hay hạng heo thì tỉ lệ các chất trong cơ thể heo cũng thay đổi. Thí dụ: Nếu bạn cho heo con (nội) ăn nhiều chất bột đường thì cơ thể chúng sẽ có nhiều mỡ và ít nạc. Còn nếu cho heo trưởng thành ăn vượt nhu cầu dinh dưỡng, dư nhiều đạm sẽ tích luỹ thành mỡ, nghĩa là nếu bạn nuôi thúc thì heo sẽ mau lớn nhưng cơ thể lại có nhiều mỡ (không kinh tế).
II. Sự tạo mỡ:
Mỡ trong cơ thể heo chia thành hai loại:
- Mỡ dự trữ: gồm có mỡ lưng, mỡ bụng (mỡ sa). Lượng mỡ này sẽ thay đổi tuỳ theo thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Mỡ của tế bào: loại mỡ này không thay đổi theo thức ăn, nhưng có thể khác nhau ở từng bộ phận cơ thể heo.
Các loại thức ăn có chất béo ở dạng lỏng như bắp, cám, tấm, dầu thực vật…chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hoà, có nhiều nối đôi) sẽ làm mỡ heo mềm (bệu). Còn thức ăn có chất béo ở dạng cứng như bánh dầu dừa, bột cá thì chứa nhiều acid béo no (có nhiều nối đơn) lam fhco mỡ heo chắc, dễ đông và dễ bảo quản.
Để xác định đúng tính chất của mỡ heo, bạn có thể dùng chỉ số Iod (thường từ 40-60).
Riêng đường, sau khi tiêu hoá, chúng sẽ được gan chuyển hoá một phần để thành mỡ. Loại mỡ chuyển hoá từ đường và đạm gọi là mỡ dự trữ. Và tính chất loại mỡ này lại tuỳ thuộc vào thức ăn.
III. Sự tạo thai:
- Số thai đậu tuỳ thuộc vào số lượng trứng rụng, tinh trùng, thời điểm phối giống, đặc điểm di truyền của heo nọc và nái (đẻ sai), đặc biệt là ở mức dinh dưỡng của heo nái. Nếu thiếu đạm và vitamin A thì thai dễ bị chết trong bụng heo mẹ.
- Theo thời gian heo mang thai, khối lượng bào thai sẽ lớn dần lên, nhất là ở giai đoạn 1/3 trong thời kỳ mang thai trở về sau.
- Thí dụ:
+ Thai heo Yorkshire lúc 30 ngày nặng 1.7g
+ Thai heo Yorkshire lúc 60 ngày nặng 99.4g
+ Thai heo Yorkshire lúc 80 ngày nặng 333.1g
+ Thai heo Yorkshire lúc 90 ngày nặng 680.3g
+ Thai heo Yorkshire lúc 106 ngày nặng 1133.9g
+ Thai heo Yorkshire lúc 114 ngày nặng 1250.0g
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn giúp cho việc nuôi thai, phát triển cơ thể và tăng lượng dự trữ để heo tạo sữa nuôi con về sau.
IV. Sự sản xuất sữa:
Sau khi đẻ xong 1lứa con, số lượng sữa (kg sữa/ngày) trong vú heo mẹ tiết ra sẽ tăng dần đến mức cao nhất vào tuần thứ 2, 3, 4 rồi giảm dần đến mức cao nhất vào tuần thứ 8 thì hết sữa.
Heo có sữa tốt là heo tiết ra mức sữa cao sớm hơn 3 tuần và chậm hết sữa. Còn heo có sữa xấu là heo tiết sữa ít và tắt sữa sớm.
Để tạo ra sữa, heo mẹ lấy dưỡng chất từ 2 nguồn:
- Lượng dự trữ của heo mẹ trong giai đoạn mang thai.
- Thức ăn hàng ngày.
V. Sự tiêu hoá:
Heo là loài ăn tạp, bất cứ loại thực phẩm nào dù sống hay chín đều có thể ăn được. Heo nặng 90-100kg có dung tích dạ dày 5-6 lít và có chiều dài ruột non dài gấp 14 lần thân của nó, vì thế heo tiêu hoá và đồng hoá thức ăn rất tốt.
Tuy nhiên, heo con có bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, nhưng tốc độ sinh trưởng cao, do đó ta cần có chế độ ăn uống thích hợp cho chúng.
Lúc bú sữa, heo con tiết ra dịch vị khoảng 31% (vào ban ngày) và 69% (ban đêm), do đó chúng thường bú nhiều vào ban đêm.
Heo trưởng thành thì ngược lại, vào ban ngày dịch vị của nó tiết ra 62%, lúc đêm chỉ còn 38%.
Sau 25 ngày tuổi, heo con mới có acid chlohydric (HCl - chất toan) trong dạ dày và đến 40 ngày tuổi trở đi chúng mới có tính kháng khuẩn nên trước đó chúng dễ bị bệnh.
Trong 25-30 ngày tuổi, heo con chưa thuỷ phân được thức ăn nên cần tập cho chúng ăn để dạ dày tiết dịch vị sớm hơn, nhằm cai sữa sớm cho chúng.
Việc tiêu hoá của heo lớn thì chủ yếu ở dạ dày và ruột. Thông thường lúc nào thức ăn cũng có trong dạ dày của heo, nếu bạn mổ heo mà không thấy thức ăn trong dạ dày thì heo đã bỏ ăn trong nhiều ngày. Nếu heo ăn ít và dùng loại thức ăn ít chất xơ thì thức ăn sẽ lưu lại trong ruột lâu hơn, còn khi dùng thức ăn có nhiều chất xơ thì thức ăn sẽ đi qua ruột nhanh hơn.
Thời gian heo ăn và thải thức ăn thừa thành phân ra ngoài khoảng từ 10-24 giờ. Tuy nhiên thỉnh thoảng có một số ít thức ăn còn lưu lại trong ruột đến 80-90 giờ mới được thải hết ra ngoài.
Thức ăn có ảnh hưởng lớn đến sự tiêu hoá của heo, bao gồm những loại sau:
- Thức ăn độn: Heo cần một lượng chất xơ để làm thức ăn độn, để vận chuyển thức ăn và làm điều hoà tiêu hoá. Chất xơ còn cung cấp một số dưỡng chất cho cơ thể heo.
- Thức ăn ngâm: Là loại thức ăn ngâm nước khoảng 3-4 tiếng rồi cho heo ăn rất dễ tiêu hoá.
- Thức ăn xay nát: Rất tốt cho heo vì nó cũng rất dễ tiêu hoá. Heo thường không nhai nát thức ăn, do đó những loại thức ăn có hạt to như bắp, tấm sẽ làm heo mất nhiều thời gian để tiêu hoá, dẫm đến việc hao phí thức ăn.
- Thức ăn nấu chín: Như đậu nành, cá sống, lòng trắng trứng…làm tăng tỉ lệ tiêu hoá.
- Thức ăn không cần nấu: Như bột cá, bánh dầu, tấm, bắp xay…
Related news
Không phải số heo xuất chuồng mà số lượng thịt sản xuất ra là chỉ số quan trọng hơn về mặt lợi nhuận. Trong quá khứ, ta hãy sử dụng số lượng heo để tính năng suất nhưng phương pháp này không phải là phương pháp thích hợp.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh có nhiều phương pháp nhưng một trong những cách chủ lực là nâng cao khả năng sinh sản. Dịch bệnh được tận diệt thì việc tiếp theo là phải nâng cao năng suất sinh sản. Hiện nay, chênh lệch số heo con giữa các quốc gia chăn nuôi tiên tiến và phần còn lại là rất lớn, vì vậy cần phải quan tâm nỗ lực cải thiện vấn đề này.
Trong vòng 5 năm người viết tư vấn cho các trang trại các biện pháp cải tạo đàn. 31 nông trại sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp trên đã cải thiện được năng suất như sau:
Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một khâu rất quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn. Số lượng lợn con cai sữa hàng năm của mỗi nái là nhân tố đóng góp chính tới hiệu quả kinh tế của mỗi đơn vị chăn nuôi. Ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỉ lệ lợn con chết trong giai đoạn theo mẹ là 5-8%, trong đó khoảng 30% số lợn con chết trước hoặc trong khi sinh, 44% chết trong 2 ngày đầu tiên sau khi đẻ, chính vì vậy công tác quản lý, chăm sóc lợn con sơ sinh là rất quan trọng.
Tỉ lệ mắc viêm da ở lô đối chứng (7,76%) cao hơn lô sử dụng bột xoa Mistral (5,33%) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (5,76%) (P = 0,033). Trong số lợn con bị viêm da, thời gian điều trị khỏi ở lô sử dụng bột Mistral (5,13 ngày) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (5,29 ngày) thấp hơn lô đối chứng (7,64 ngày) (P = 0,021). Tỉ lệ hao hụt do viêm da ở lô đối chứng (2,45%) cao hơn lô sử dụng bột xoa Mistral (1,64%) và lô sử dụng bột xoa của Việt Nam (2,06%) (P = 0,038).