Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở lợn
1. Giới thiệu chung:
Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết ở lợn thường xảy ra ở lợn con theo mẹ như là một hội chứng. Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C).
Gây bệnh trên heo con còn bú, làm heo con viêm ruột tiêu chảy nặng và chết. Bệnh thường xuất hiện ở heo con từ 5 ngày tuổi đến khi cai sữa.
2. Nguyên nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C). Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ...
Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả các heo con trước khi cai sữa.
Nếu chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng của heo con yếu vì thể heo con dễ phát bệnh.
3. Triệu chứng lâm sàng:
- Thể cực cấp tính: xảy ra rất nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết và heo con cũng dễ bị mẹ đè.
Thường không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi thấy tiêu chảy ra máu.
- Thể cấp tính: thường thấy trên heo con khoảng 2 – 5 ngày tuổi.
Dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy ra máu, bệnh xảy ra rất nhanh, heo chết nhanh sau khi tiêu chảy ra máu.
- Thể bán cấp tính: Heo con đi ỉa phân thường có màu nâu đỏ có chứa những mảng hoại tử, heo con trở nên yếu dần rồi chết sau 2 – 3 ngày mắc bệnh.
4. Bệnh tích:
- Cả hệ thống tiêu hoá ở heo con xung huyết và xuất huyết.
- Heo con gầy còm, yếu ớt rõ rệt trước khi chết.
- Thể cấp tính nhẹ và á cấp tính thường ruột viêm xuất huyết, sưng to và trở nên dày làm ruột căng phồng.
- Khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng khó có thể chữa khỏi, do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất.
5. Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi.
- Dùng các loại kháng sinh trộn vào thức ăn cho heo ngừa bệnh.
- Thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.
- Cho heo ăn thường xuyên nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp heo có khả năng chống lại các tác nhân stress.
6. Điều trị:
Một số loại kháng sinh được lựa chọn để điều trị bệnh do Clostridium perfringens gây ra như: Penicilline, Amoxicillin, Ceftiofur, Cephalosporin, Bacitracilin.
Cùng với việc sử dụng kháng sinh cần đảm bảo cân bằng chất điện giải kết hợp với hộ lý chăm sóc tốt.
- Phác đồ 1: Tiêm LEXIN 750 với liều 1ml/ 6 – 8 kg TT kết hợp ĐIỆN GIẢI GLUCO – K – C – HDH với liều 2g/ 1 lít nước uống hoặc 100g/ 40 kg thức ăn, kết hợp MEN SỐNG HDH với liều 1g/ 5 – 7 kg TT.
- Phác đồ 2: Tiêm ENROFLOHEN với liều 1ml/ 4 – 7 kg TT/ ngày kết hợp ĐIỆN GIẢI GLUCO – K – C – HDH với liều 2g/ 1 lít nước uống hoặc 100g/ 40 kg thức ăn, kết hợp LACTO – C – HDH với liều 1g/ 8 – 10 kg TT/ ngày.
- Phác đồ 3: Tiêm E.COLI VIÊM với liều 1ml/ 6 – 9 kg TT/ 3 – 5 ngày kết hợp với ĐIỆN GIẢI – K – C – VIT hoà nước uống hoặc trộn thức ăn với liều 1 – 3g/ lít/ 3 – 5 ngày.
Related news
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...