Sẽ trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Trị
Vùng quê khởi sắc
Ngót nghét 7 năm chúng tôi mới trở lại xã Vĩnh Kim (Vĩnh Linh – Quảng Trị). Và xã có xuất phát điểm chỉ 5 tiêu chí này đã “lột xác” khiến không chỉ chúng tôi mà nhiều người phải bất ngờ.
Những con đường đất đỏ lấm lem bùn đất, trơn trượt năm xưa nay đã được bê tông, nhựa hóa thẳng tít tắp. Hai bên đường hàng rào được cắt tỉa vuông vức.
Những căn nhà mái ngói đỏ au nằm san sát nhau, bao quanh là vườn cao su, hồ tiêu xanh ngút ngàn.
Bức tranh nên thơ ấy chỉ là một góc nhỏ trong tấm họa đồ làng quê Vĩnh Linh thơ mộng ngày nay.
Để có những kết quả nổi bất ấy là nhờ sự đồng lòng, đồng sức của cán bộ, nhân dân huyện Vĩnh Linh nỗ lực xây dựng suốt gần 5 năm qua.
Và để minh chứng cho sự đồng thuận ấy, một người dân ở Vĩnh Kim đã cho chúng tôi một ví dụ điển hình.
Đó là câu chuyện ông Trần Hữu Hùng – Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh sẵn sàng ủng hộ 30 triệu đồng tiền dành dụm lúc về già cho chương trình “thắp sáng đường quê” Vĩnh Kim.
Ông còn tự nguyện ủng hộ 2 tháng lương để thưởng nóng cho những thôn làm tốt việc cắt tỉa hàng rào, vệ sinh đường làng ngõ xóm…
Câu chuyện nhỏ về ông Hùng cũng chỉ là một trong những nét vẽ trên bức tranh NTM Vĩnh Linh.
Bởi vì, trong gần 5 năm qua, nhân dân huyện Vĩnh Linh đã đóng góp trên 188 tỷ đồng chiếm 24% tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM.
Ngoài ra, năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, con em xa quê hương Vĩnh Linh đã đóng góp tiền và hiện vật gần 25 tỷ đồng.
Những tấm gương điển hình trong việc đóng góp công sức, tiền của, đất đai để xây dựng NTM không đếm xuể, và hàng năm đều được khen thưởng, động viên.
Hướng đến huyện NTM
Gần 5 năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo như phát động các phong trào như: 5 không 3 sạch của Hội Phụ nữ, phong trào tình nguyện vệ sinh đường làng ngõ xóm của thanh niên, phong trào thi đua làm ăn giỏi giúp nhau xóa đói giảm nghèo của Hội Nông dân..
Hay mô hình thu gom rác thải và thuốc bảo vệ thực vật ở xã Vĩnh Thủy, “liên gia tự quản” (các hộ gia đình ở khu dân cư phối hợp đảm bảo an ninh trật tự)… đã mang lại cho người nông dân nói riêng và xã hội nói chung một cách nhìn mới, đúng nghĩa về mục đích của chương trình xây dựng NTM.
Ông Hùng phấn khởi cho biết: “Từ cụ ông, cụ bà, người già người trẻ ở Vĩnh Linh đều xắn tay áo, cùng nhau phấn đấu xây dựng NTM. Đó chính là niềm động viên, khích lệ lớn nhất với người làm lãnh đạo như tôi”.
Cổng làng xã Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh – Quảng Trị) được xây dựng nhờ sự đóng góp của nhân dân.
Theo ông Hùng, nhờ những đột phá trong công tác dồn điền đổi thửa, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển cao su đồn điền, Vĩnh Linh đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng, đồi đất đỏ và vùng cát. Hiện nay, nền kinh tế của Vĩnh Linh dần được ổn định với một số loại nông sản chính như 800 ha cao su, 500 ha hồ tiêu, còn thêm khoai, môn…
Ngành lâm nghiệp và thủy sản của huyện cũng được xếp tóp đầu của tỉnh. Đến nay, Vĩnh Linh là huyện dẫn đầu Quảng Trị trong phong trào xây dựng NTM với 3 xã đạt chuẩn.
Chương trình phát triển cơ cấu hạ tầng và phát triển đô thị có những bước tiến vượt bậc.
Huyện đã hoàn thành phổ cập THCS và đang hướng đến phổ cập THPT. Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng.
Danh hiệu huyện điển hình văn hóa được giữ vững. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Linh đạt trên 27 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,85%, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn, đô thị khởi sắc. Vĩnh Linh sẽ tiếp tục xây dựng theo 3 định hướng: Xây dựng NTM, đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm nghèo bền vững…
Related news
Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).
Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.
Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.