Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh
Dự án này do Hanoimilk làm chủ đầu tư. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Cụ thể, mục tiêu bổ sung dự án nhằm hình thành trang trại nuôi 2000 bò sữa và xin bổ sung diện tích đất trồng cỏ tập trung.
Diện tích khu đất đề nghị bổ sung: 49,98ha tại vùng bãi sông Hồng thuộc xã Văn Khê và xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, trong đó: 9,6 ha là đất bãi ngoài chỉ giới thoát lũ tại xã Hoàng Kim để làm khu trang trại tập trung nuôi 2000 bò sữa và tập kết, ủ chứa thức ăn; 40,38 ha là đất bãi trong chỉ giới thoát lũ thuộc xã Hoàng Kim và xã Văn Khê để bổ sung diện tích trồng cỏ.
Tổng mức đầu tư bổ sung của dự án khoảng 249,943 tỷ đồng, trong đó, dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 64,179 tỷ đồng. Lũy kế, tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn là 360,915 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện từ vốn tự có và tự huy động của nhà đầu tư.
Về phương thức sử dụng đất thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Quy mô và hiệu quả của Dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý sẽ bổ sung quy mô:
Sản lượng cỏ làm thức ăn nuôi bò sản xuất ra 20.000 tấn/năm; số lượng đàn bò sữa 2000 con; sản lượng sữa thu được bình quân 12.960 tấn sữa/năm; doanh thu hàng năm từ sữa bình quân đạt 181,44 tỷ đồng/năm; lãi thuần bình quân 38,2 tỷ đồng/năm; số lao động địa phương thu hút vào dự án 470 người, trong đó, lao động trực tiếp khoảng 170 người, lao động gián tiếp trồng, bán cỏ cho dự án khoảng 300 người.
UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ngành liên quan, UBND huyện Mê Linh và Công ty cổ phần Sữa Hà Nội thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt bổ sung quy mô dự án theo đúng các quy định…
Related news
Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.
Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.
Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.
Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.
Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.