Sau sự cố Formosa xả thải, tư thương buôn cá ngồi trên lửa
Tồn kho hàng nghìn tấn
Ngày 10.9, ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã giao Sở Y tế tỉnh này khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm 1.500 tấn cá đang tồn ở các kho cấp đông trên địa bàn Hà Tĩnh. Nếu số cá trên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì Sở Y tế phối hợp với Sở NNPTNT tổ chức dán tem, cho tiêu thụ; nếu không an toàn thì cho tiêu hủy.
A.T (theo PLO)
Đã 5 tháng trôi qua kể từ khi xảy ra vụ ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt, mặc dù các cơ quan ban ngành đã khẳng định hải sản đánh bắt ở phạm vi ngoài 20 hải lý (tính từ bờ) đảm bảo an toàn, song ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn không thể bán được hải sản đã đánh bắt. Để giải quyết bài toán này, 4 tỉnh bị thiệt hại đã có nhiều chính sách hỗ trợ thu mua hải sản cho ngư dân. Tại Hà Tĩnh, UBND tỉnh đã có Văn bản hỏa tốc số 1777 về việc tổ chức thu mua, kiểm nghiệm hải sản của ngư dân, đồng thời chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp Sở NNPTNT, chính quyền địa phương kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, cơ sở thu mua hải sản thực hiện thu mua kịp thời, bảo quản hải sản đánh bắt của ngư dân ngay khi đưa vào bờ. Ngay sau đó, Sở Công Thương Hà Tĩnh còn lập đường dây nóng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của ngư dân.
Chị Trần Thị Tuyết - chủ kho đông lạnh Anh Tuyết ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) cho phóng viên NTNN hay: “Đầu tháng 5.2016, tỉnh cho các cơ quan chuyên môn về lấy mẫu hải sản an toàn và kêu gọi các kho lạnh thu mua giúp ngư dân, tỉnh sẽ hỗ trợ 30% chi phí thu mua, đồng thời hỗ trợ tiền điện bảo quản..., tuy nhiên đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Trong khi đó, tôi đã đi vay tiền ngân hàng để thu mua gần 30 tấn hải sản do ngư dân đánh bắt về và lưu ở cảng Cửa Sót. Tổng tồn kho từ đầu năm 2016 đến nay lên tới 120 tấn, trị giá 3,5 tỷ đồng”.
Chị Tuyết cũng cho biết thêm: “Đã hơn 4 tháng hải sản bảo quản trong kho mà không bán được. Chất lượng hải sản đã bắt đầu xuống cấp, khiến chúng tôi vô cùng lo lắng, như ngồi trên đống lửa”.
Trước tình hình trên, cuối tháng 8.2016, 20 chủ cơ sở kho đông lạnh tại 2 xã Thạch Kim và Thạch Bằng (huyện Lộc Hà) đã gửi đơn kiến nghị đến các bộ, ngành “kêu cứu”. Các chủ cơ sở cho biết, trước thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển, các kho đông lạnh ở đây còn tồn 1.131 tấn hải sản với tổng giá trị trên 66 tỷ đồng, cộng với 150 tấn hải sản được thu mua sau thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển, với tổng trị giá 8 tỷ đồng. Theo phản ánh của các chủ kho đông lạnh ở xã Thạch Kim, hiện 20 kho tại đây đang chất đầy hải sản, song các chủ thu mua cũng không nhận được tiền hỗ trợ. Một số lô hàng hải sản đã gần hết hạn sử dụng, có nguy cơ phải bỏ đi. Trong khi đó, mỗi ngày họ vẫn phải chi trả phí lưu kho, lãi suất ngân hàng…
Ông Phạm Xuân Lộc - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kim cho biết: “Các chủ kho đông lạnh ở đây thu mua hải sản cho ngư dân theo lời kêu gọi của tỉnh, nhưng hiện nay hải sản không bán được, khiến bà con lâm vào khó khăn. Chúng tôi cũng chỉ biết ghi nhận và chia sẻ với họ, chứ việc này thì vượt tầm của xã”.
Mới gỡ “rối” một nửa
Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có đến 1.600 tấn hải sản thu mua theo chương trình kêu gọi, vận động. Toàn bộ số hải sản này đang được cấp đông, không tiêu thụ được”.
Ông Hoàng Văn Quảng – Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh
Ông Lê Hồng Cơ - Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Lộc Hà cho hay: “Tỉnh đã giao Sở Công Thương chủ trì thu mua hải sản cho ngư dân, và các kho đông lạnh trên địa bàn huyện đã thu mua được 150 tấn (từ đầu tháng 5 - 10.7.2016). Đến nay, số hải sản này vẫn không tiêu thụ được. Về chính sách hỗ trợ, chúng tôi mới giải quyết hỗ trợ được 50% tiền điện tháng 4, 5, 6 và hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng. Tuy nhiên số hỗ trợ này chưa đáp ứng được nguyện vọng của tư thương”.
Cũng theo ông Cơ, ngày 29.8, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp triển khai công tác xác định, bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung. Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý bổ sung các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại là chủ các cơ sở và lao động làm thuê tại các cơ sở thu mua tạm trữ thủy sản có kho đông, kho lạnh...
Theo các tư thương và hàng chục hộ cấp đông tại huyện Lộc Hà, chỉ đạo của Chính phủ như vậy là kịp thời, tuy nhiên việc giao các bộ, ngành lấy mẫu xét nghiệm các lô hàng hải sản cấp đông đang tồn kho còn chậm trễ. Bà con kiến nghị, nếu các lô hàng đó đảm bảo an toàn thực phẩm thì cần sớm cấp giấy xác nhận để đưa đi tiêu thụ; còn với lô hàng không đảm bảo yêu cầu, đề nghị tổ chức tiêu hủy theo quy định và hỗ trợ thiệt hại theo Quyết định 772 của Thủ tướng Chính phủ.
“Hải sản đang lưu kho của chúng tôi đã được lấy mẫu và chứng nhận an toàn, nhưng có bán được đâu. Tồn kho quá lâu, đồng nghĩa với việc đây là hải sản không an toàn nên không được tiêu hủy và sẽ không được hỗ trợ”- ông Nguyễn Hồng Phượng, chủ cơ sở đông lạnh Hải Phương (xã Thạch Kim) nói.
Related news
Vấp phải vô vàn rào cản, khó khăn, việc tìm ra giải pháp để con tôm nâng cao giá trị kinh tế là cực kỳ quan trọng. “Các ngành, các cấp cần khẩn trương xây dựng sản phẩm con tôm Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia và hướng đến Việt Nam hình thành ngành công nghiệp tôm” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo thông tin từ người dân sinh sống hai bên sông Bùng, thuộc địa phận huyện Diễn Châu (Nghệ An) xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt ở hộ nuôi cá lồng bè trên sông và cá tự nhiên, khiến người dân hết sức lo lắng.
Những ngày này, gia đình “Nông dân xuất sắc Việt Nam 2016” Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đang khẩn trương đóng lại bè, lồng nuôi cá, từng bước khắc phục thiệt hại sau bão lũ.