Cá chết hàng loạt trên sông, dân hoang mang
Theo ông Chu Văn Thành (SN 1952) trú ở xóm 6 xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, là hộ nuôi cá lồng trên sông Bùng, khoảng 10 sáng ngày 17.9 tại 3 lồng nuôi cá của gia đình nuôi trên sông xuất hiện hiện tượng cá nổi lên chết hàng loạt. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn của buổi sáng, cá đã chết trắng cả 3 lồng.
Được biết, ông Thanh nuôi 3 lồng cá trên sông Bùng từ đầu năm 2016 đến nay, lúc đầu ông thả 15.000 ngàn con cá giống, thế nhưng chỉ sau hai ngày 17 và 18.9, gia đình đã bị chết hơn 1,5 tấn cá, gồm cá trắm, cá mè to nhỏ các loại… Ông Thành cho biết, nếu đợi đến thời điểm thu hoạch, tính ra gia đình ông bị thiệt hại khoảng 500 triệu đồng tiền cá.
Theo ông Thanh, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng cá chết, mà trước đó vào khoảng đầu tháng 6 và tháng 7 âm lịch cũng đã xảy ra hiện tượng cá chết như vậy, nhưng ít hơn.
Lồng nuôi cá của gia đình ông Thành hiện vẫn xuất hiện tình trạng cá chết
Không chỉ cá nuôi lồng của hộ ông Thanh bị chết hàng loạt, mà sáng 17.9 đến ngày hôm nay, cá tự nhiên trên sông Bùng cũng chết nổi. Hàng trăm người dân sống dọc bên sông Bùng đoạn qua xã Diễn Kỷ, Diễn Hạnh và Diễn Quảng…đã vớt được khoảng 1 tấn cá.
Theo người dân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nước sông Bùng bị ô nhiễm, mặt nước xuất hiện màu đỏ sẫm, bốc mùi hôi thối. Có thể là do phía trên sông có một nhà máy sắn (nằm tại địa bàn xã Công Thành, huyện Yên Thành) đang hoạt động. Nhiều người dân nghi nhà máy này xả thải bất thường làm cá chết đồng loạt.
Trao đổi với PV, ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Diễn Châu cho biết: “Tôi đã nhận được thông tin trên, hiện chúng tôi đã làm báo cáo gửi Chi Cục bảo vệ môi trường và Chi cục Thủy sản. Được biết sáng nay họ đã lấy mẫu nước, mẫu cá chết để đưa xét nghiệm, kết quả sẻ có trong tuấn tới...”.
Related news
Ở lưng chừng đèo Ái Au hiểm trở không ai nghĩ có thể phát triển mô hình kinh tế gì lớn. Thế nhưng, vợ chồng anh Nguyễn Việt Hoà, dân tộc Tày, ở xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) lại nghĩ ra cách ngăn dòng suối, nuôi nhiều loại cá tiến vua đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thiệt hại do Formosa xả thải độc gây ra thiệt hại rất nặng nề đến toàn bộ đời sống, ngành nghề của người dân 4 tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Thậm chí đến người bán hàng mã cũng khốn đốn vì Formosa.
Vấp phải vô vàn rào cản, khó khăn, việc tìm ra giải pháp để con tôm nâng cao giá trị kinh tế là cực kỳ quan trọng. “Các ngành, các cấp cần khẩn trương xây dựng sản phẩm con tôm Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia và hướng đến Việt Nam hình thành ngành công nghiệp tôm” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.